Chế độ dinh dưỡng mà người bệnh tiểu đường cần ghi nhớ?


ĐTĐ là gì?

ĐTĐ  là rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân, bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai.

Chế độ ăn cho người bị ĐTĐ như thế nào?
Đối với bệnh nhân bị ĐTĐ, ngoài việc điều trị bằng thuốc để kiểm soát đường huyết thì chế độ ăn là một vấn đề rất quan trọng nhất trong điều trị ĐTĐ với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động mà không làm tăng đường huyết.

Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ là hạn chế glucid (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các acid béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng để hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

Dưới đây là nhu cầu năng lượng đảm bảo nhu cầu calo theo giới, tuổi, nghề nghiệp, cân nặng lý tưởng trong đó nam 35Kcalo/kg và nữ 30Kcalo/kg

Cân nặng lý tưởng = (chiều cao)2 x 22     

  • Thành phần chất bột – đường (carbohydrat): là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, chiếm 60% - 70% tổng số calo hằng ngày. Nên ăn các loại ngũ cốc toàn phần có đủ vitamin, chất xơ và muối khoáng.
  • Thành phần chất béo (lipid): tỉ lệ chất béo trong khẩu phần ăn của bệnh nhân ĐTĐ là 15-20% phụ thuộc vào đặc điểm của từng bệnh nhân như thói quen ăn uống của người đó và gia đình, tình trạng béo phì, rối loạn lipid máu, huyết áp, đường huyết.
  • Thành phần chất đạm (protid): tỉ lệ chất đạm chiếm từ 10-20% tổng số calo hàng ngày, tương ứng 0,8-1,2g/kg cân nặng, nên ăn thịt nạc, cá, đậu hũ.
  • Các yếu tố vi lượng và vitamin: trong những trường hợp cần thiết (suy nhược, kém hấp thu...) và được xác định có thiếu vitamin thì nên bổ sung vitamin với liều vừa phải.
  • Hạn chế các thực phẩm gây tăng đường huyết như bánh kẹo, chè, kem, nước ngọt, các loại trái cây ngọt như xoài, sầu riêng, nhãn, vải...
  • Phân bố bữa ăn: 3 bữa chính hoặc 3 bữa chính và 2 bữa phụ (nếu tiêm nhiều mũi insulin). Ăn một bữa trước khi đi ngủ nếu tiêm mũi insulin trước khi đi ngủ nhằm tránh hạ đường huyết ban đêm và tránh tăng đường huyết sau ăn nhiều.

Trên đây là bài chia sẻ của nhà thuốc trực tuyến về chế độ dinh dưỡng cho người bị ĐTĐ, nếu có bất kì thắc mắc nào hoặc cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với đội ngũ dược sĩ chuyên môn của chúng tôi qua hotline 0942768699   hoặc nhắn tin trực tiếp cho nhathuoctructuyen.net để nhận được những lời khuyên hữu ích cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Để lại bình luận

Scroll