TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

Eczema (chàm)


Nam nữ đều có thể mắc bệnh này nhưng nữ nhiều hơn, được để ý nhiều do liên quan đến thẩm mỹ.
Chàm là bệnh dị ứng xuất hiện như một phản ứng viêm ở biểu bì trên một cơ địa riêng biệt do các dị nguyên gây ra. Các dị nguyên từ môi trường rất khác nhau (dược phẩmmỹ phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, bụi công nghiệp, đồ dùng sinh hoạt bằng nhựa, cao su). Dị nguyên chỉ gây chàm trên cơ địa dị ứng. Cơ địa này do di truyền hoặc do sự rối loạn riêng biệt nào đó. Yếu tố thần kinh có vai trò rất quan trọng làm xuất hiện các cảm ứng, đôi khi cảm ứng xuất hiện do chấn thương tâm thần. Bệnh có nhiều thể, tiến triển qua nhiều giai đoạn.

 

Eczema

Eczema (chàm)

Thuốc dùng ngoài

Mỗi giai đoạn, phải dùng một loại thuốc:

- Giai đoạn chàm mới bắt đầu (da mới đỏ, chảy nước ít): dùng loại hồ nước. Khi bôi hồ nước lên da, nước sẽ bốc hơi dần, để lại chất bột, chất lỏng có độ nhớt cao, rất cao, có tính hút nước (glycerin) làm dịu, nên da đỡ bị ngứa.

- Giai đoạn chàm bán cấp (da đỏ nhiều, ít hoặc không chảy nước): Dùng dung dịch natri clorid 0,9%, thuốc tím 0,01% hoặc các dung dịch jarish, vioform. Nhúng gạc vào trong các dung dịch trên, đắp nhiều lần lên thương tổn. Không dùng loại có chứa acid boric cho trẻ em.

- Giai đoạn chàm cấp tính (có chảy nước màu vàng nhiều): nếu dùng thuốc mỡ thuốc sẽ thấm sâu vào da, làm cho nước vàng không chảy ra được, gây phản ứng mạnh. Vì vậy, tuyệt đối không được dùng thuốc mỡ.

- Giai đoạn chàm mạn tính (da khô, ráp, dầy, có vẩy, ngứa): có thể dùng thuốc mỡ. Thuốc mỡ xưa hay dùng là ichthyol, goudron, nay rất hiếm. Có thể đốt cám, lòng đỏ trứng, chế thêm dầu thành dạng đặc, thay cho hai thuốc trên vẫn tốt.

- Ngoài các thuốc trên, còn dùng corticoid dùng ngoài. Ưu điểm của corticoid dùng ngoài là có tính chống viêm, làm co mạch, chống ngứa, chống tăng sinh tế bào, không có màu bẩn, bôi lên da không gây cảm giác khó chịu. Có thể phối hợp corticoid với các loại thuốc khác như acid salycilic, goudron, chlorocid, neomycin, gentamycin, tetracyclin.

- Các corticoid dùng ngoài có nhiều dạng khác nhau: Giai đoạn bán cấp (ít hoặc không chảy nước), dùng cream có “độ loãng”. Giai đoạn mạn tính (da khô, ráp, dầy, có vảy, ngứa) dùng thuốc mỡ có độ “đặc” và độ “thấm” cao hơn.

- Các corticoid dùng ngoài có độ mạnh khác nhau có khi chênh lệch vài chục lần. Loại nhẹ như cortisol 0,5 -2,5% prednisolone hay methylprednisolone 0,4%. Loại trung bình như hydrocortisol butyrate 0,05%, dexamethasone 0,1%, flumethason pivalat 0,02%. Loại mạnh như bethamethason valeat 0,1%, fluocinolon acetonid 0,025%, hancinoid 0,1%. Loại cực mạnh như clobetason propionate 0,05%. Tùy theo mức độ nhẹ, trung bình, nặng hay rất nặng mà chọn dùng loại tương thích. Riêng trường hợp chàm mạn tính phải dùng thời gian khá lâu (từ 10 -15 tuần). Lúc đầu thường dùng loại có tác dụng mạnh, sau đó dùng loại trung bình, cuối cùng dùng một loại cream hay thuốc mỡ bảo vệ da.

- Với tất cả các thuốc bôi trên, chỉ nên bôi một lớp mỏng, mỗi ngày chỉ bôi một hai lần. Khi tổn thương tương ứng với 10-20% diện tích cơ thể đối với trẻ em thì không được dùng loại thuốc mạnh hay cực mạnh. 

- Ngay cả khi dùng thuốc bôi cũng cần lưu ý đến độ độc của corticoid. Một trong những độc tính đó là giảm sức đề kháng của da, làm cho dễ bội nhiễm, gây teo da. Teo da nhẹ thì có thể hồi phục nhưng nặng thì không hồi phục được. Teo da ở trung bì sẽ làm cho da mất độ co, dẫn đến giãn mạch máu nhỏ, có thể làm chúng vỡ ra, tạo thành máu tụ dưới da, để lại trên da các vết sẹo lõm không có sắc tố hay các vết loét. Tai biến này thường xảy ra khi dùng corticoid loại mạnh hay cực mạnh. Ngoài ra, cũng có thể gây đỏ mặt, sẩn, mụn, mụn mủ có thể tiến triển thành các triệu chứng như mụn trứng cá đỏ hay mụn trứng cá mủ. Ở những nếp da gấp, có thể bị viêm nang lông hoặc viêm da đỏ do nấm Candida.

- Các điểm bán thuốc nhỏ thường không đủ các loại theo bậc thang độ mạnh đã nêu trên; có thứ gì mua dùng thứ ấy, đôi khi còn tự ý thay đổi đơn mà không hiểu dụng ý của thầy thuốc, vì thế hiệu quả kém, có khi còn gây hại.

Thuốc uống

- Gồm có thuốc chống ngứa, chống bội nhiễm. Tùy theo người, tùy giai đoạn bệnh mà có khi ngứa ít có khi ngứa nhiều cũng có khi ngứa đến mức làm mất ăn mất ngủ. Gãi làm cho đỡ ngứa song làm da xây xước, dẫn đến bội nhiễm, có trường hợp làm hỏng cả quá trình điều trị. Có thể uống dung dịch natri bromid 2%-3%, tiêm dung dịch Novocain 1% dưới da, tĩnh mạch. Đơn giản hơn, dùng các kháng histamine thế hệ mới (claritin) không gây ngủ (có thể dùng cả ban ngày), tiện lợi so với thế hệ cũ (chlopheniramin) hay gây ngủ. Tuy nhiên các thuốc thế hệ mới đắt tiền, độ độc có phần cao hơn. Cần thiết có thể dùng thuốc an thần gây ngủ để chống ngứa về đêm.

- Trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn hay nấm, phải khám để biết chính xác chủng gây bội nhiễm, dùng kháng sinh thích hợp. Có thể dùng kháng sinh dạng bôi hay dùng kháng sinh dạng uống.

- Ngoài việc dùng thuốc cần lưu ý đến các dị nguyên. Có thể thử bằng cách tách rời từng dị nguyên hay gặp. Nếu thấy bệnh đỡ hơn do tách khỏi dị nguyên nào đó thì cố gắng tránh trong quá trình điều trị cũng như khi đã khỏi.

- Biểu hiện thường thấy của chàm là nổi mụn nước, có tiết dịch vàng ngứa. Khi có biểu hiện này, cần khám chuyên khoa da liễu. Khi xác định chắc chắn bị chàm, mới dùng các thuốc nói trên. Không nên lẫn lộn chàm với mụn vì mỗi loại bệnh cần phải dùng các loại thuốc khác nhau. Cũng không nên vì ngứa mà tưởng bị nấm, dùng các thuốc bôi như cồn iod sẽ làm bệnh nặng thêm.

DSCKII Bùi Văn Uy - BS Vũ Trung Hải.

 

Để lại bình luận

Scroll