Một số loại thảo dược giúp hạ huyết áp


Tăng huyết áp là bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng, đây được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo y học cổ truyền còn có rất nhiều thảo dược, nhiều loại cây quý có tác dụng hạ huyết áp. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại thảo dược giúp chữa bệnh cao huyết áp thông dụng, dễ tìm.

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

1.    Giảo cổ lam
Giảo cổ lam tính hàn, vị đắng, không độc, có tác dụng giảm mỡ trong máu, hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành và máu lên não. Giảo cổ lam chứa glucoxit, saponin, các nguyên tố vi lượng và các acid amin. Các chất này đều có tác dụng rất tốt đối với bệnh cao huyết áp.

2.    Hà thủ ô
Hà thủ ô tính hơi ấm, vị ngọt đắng, hơi chát, có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết. Hà thủ ô giúp hạn chết tắc nghẽn mạch máu não ở bệnh nhân xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ biến chứng não và tim mạch.

3.    Câu đằng
Câu đằng tính hơi lạnh, vị ngọt, có tác dụng mát gan, hạ huyết áp, trấn định tinh thần. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp rất tốt, hiệu quả từ từ và duy trì được rất lâu dài, đồng thời còn có tác dụng làm tim đập từ từ và giãn nở mạch máu.

4.    Câu kỷ tử
Câu kỷ tử tính ngọt, vị ngọt, có tác dụng bổ thận, nhuận phổi, bổ gan, sáng mắt. Câu kỷ tử tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, sốt do mệt mỏi lao lực quá độ, buồn phiền, khô khát.

5.    Hoa hòe
Hoa hòe tính hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, cầm máu. Hoa hòe có tác dụng làm giãn nở động mạch vành, cải thiện tuần hoàn cơ tim và giảm huyết áp. 

6.    Hoa cúc
Hoa cúc tính hơi hàn, vị ngọt đắng, có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, mát gan sáng mắt. Hoa cúc tốt cho bệnh cao huyết áp, cảm hàn, cảm nhiệt, đau đầu, mắt sưng tấy đỏ.

7.    Hạ khô thảo
Hạ khô thảo có tính hàn, vị ngọt cay hơi đắng, không độc, hạ nhiệt gan, tán u, tiêu thũng…Hạ khô thảo còn giúp hạ huyết áp, giãn nở huyết quản, giảm tính khô giòn của huyết quản.

8.    Cát căn (sắn dây)
Cát căn tính mát, vị ngọt, hơi cay, có tác dụng trừ gió, diệt mủ sưng, tạo nước bọt, chống khát. Cát căn tốt cho các bệnh cao huyết áp, hở van tim, cảm mạo, lên sởi, tiêu hóa kém.

9.    Đỗ trọng
Đỗ trọng tính ẩm, vị ngọt, hơi cay, có tác dụng bổ gan, ích thận, cường tráng gân cốt, hạ huyết áp, giúp trấn tĩnh tinh thần, an thai. Đông y thường sử dụng đỗ trọng để điều trị cao huyết áp, đặc biệt thích hợp cho loại cao huyết áp do thận hư. Đỗ trọng có tác dụng làm cho động mạch vành có thắt mạnh hơn. Vì vậy, người bị cao huyết áp kèm hở van tim cần thận trọng khi sử dụng thuốc có chứa chất chiết xuất từ đỗ trọng.

10.     Linh chi
Linh chi bao gồm loại xích chi hoặc tử chi thuộc họ nấm nhiều lỗ. Linh chi tính ấm, vị hơi đắng. Y học đã chứng minh được rằng, linh chi có tác dụng điều tiết hệ thận kinh, tăng lượng máu lưu thông trong động mạch vành, tăng khả năng co bóp cơ tim, hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu, bảo vệ tế bào bạch cầu tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Linh chi hàm chứa loly saccarit, hợp chất titan, hợp chất terpen và các loại amin có tác dụng điều tiết hai chiều đối với huyết áp.


Theo “Món ăn bài thuốc cho người bệnh cao huyết áp” - NSX Hồng Đức.

 

Để lại bình luận

Scroll