TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

Mụn trứng cá


Cách trị mụn trứng cá như thế nào là hiệu quả đang là câu hỏi rất lớn của các chị em phụ nữ và cả các bạn nam giới đang trong tuổi dậy thì hoặc có cơ địa da dầu.

Mụn trứng cá

Mụn trứng cá

1. Đặc điểm về bệnh

Lúc đầu có sự ra tăng quá trình keratin hóa, tăng tiết, ứ đọng chất bã. Bã tạo ra nhân trứng cá. Trong môi trường này có sự nhiễm khuẩn Propionibaterium acnes với số lượng lớn. Vi khuẩn có chứa enzyme lipase, làm phân hủy lipid của chất bã, giải phóng acid béo tự do, gây ra viêm. Như vậy mụn trứng cá có sự kết hợp giữa 3 yếu tố: tăng tiết bã, ứ đọng chất bã, nhiễm khuẩn.
Mụn trứng cá tạo ra loại tổn thương không viêm là nhân trứng có hở (kén bã vít chặt lấy các lỗ chân lông bị giãn rộng, đầu nhân có màu đen do keratin bị oxy hóa) hay kín (sẩn nhỏ, màu nhợt nhạt, không nhìn thấy được lỗ chân lông bị giãn rộng, thường gây ra các viêm nhiễm rộng). Đồng thời mụn trứng cá còn tạo ra các loại tổn thương có viêm nhiễm ở trung bì với những hình thái khác nhau tùy theo thể mụn: sẩn nhỏ có quầng viêm đỏ xung quanh (thể sẩn), hoặc có mủ (thể sẩn có mủ nông), u cục (thể cục – mụn mủ), nang to đâu và lùng nhùng (thể viêm tấy).
Dùng thuốc nhằm chống lại các yếu tố hình thành mụn, hạn chế thương tổn.

2. Lựa chọn thuốc điều trị

2.1    Khi mụn nhẹ, chỉ cần thuốc chống viêm nhiễm bôi ngoài:

+ Benzoyl peroxide: thuốc làm tróc vảy da, giảm hình thành nhân trứng cá. Dùng mụn trứng cá thông thường hay có sẩn mủ nhẹ. Dùng loại nồng độ thấp (dưới 9%) để giảm thiểu sự kích ứng da.
+ Erythromycin: dùng cho mụn trứng cá có mủ và mụn trứng cá đỏ. Loại biệt dược dựa theo kinh nghiệm cổ truyền phối hợp thêm dịch chiết nghệ có tính kháng viêm, làm cho các tổn thương mau lên da non, đỡ sẹo, không để lại sẹo lồi, làm đẹp da, chống nám (do nghệ có tính chất curcumin, curcumon, turmeron, turmerin)
+ Clindamycin: dùng cho mụn trứng cá thể viêm, thể có mủ.
Chú ý:
-    Erythromycin, Clindamycin bị P.acnes kháng với tỷ lệ cao nên chỉ có hiệu quả tố khi phối hợp với benzoyl peroxide
-    Thuốc dùng ngoài chỉ ngăn ngừa chứ không làm teo nhỏ lại các tổn thương, do đó cần bôi rộng ra các vùng da có thể bị bệnh, chứ không chỉ bôi ở những tổn thương không thấy được.

2.2    Khi mụn vừa hoặc mụn nặng, mụn lan tràn ở lưng, ngực, vai hay có tổn thương, viêm thì nên dùng thuốc chống viêm nhiễm uống:

+ Doxicyclin, minocyclin: dùng cho thể mụn trứng cá thông thường. Làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh nắng, thường dùng liều thấp hơn liều trong các bệnh nhiễm khuẩn khác (doxicyclin 100mg/ngày, minocycline 20-50 mg/ngày) trong thời gian ngắn (14 ngày). Với liều điều trị có thể dùng hàng tháng vẫn an toàn.
+ Erythromycin: Dùng cho mụn trứng cá mủ, mụn trứng cá đỏ.
+ Clindamycin: Dùng cho mụn trứng cá thể viêm, có mủ.
+ Doxicyclin, minocycline ít bị kháng hơn erythromycin, clindamycin. Nên phối hợp các kháng sinh để chống sự kháng thuốc của P.acnes.

2.3    Khi dùng thuốc chống viêm nhiễm bôi, uống không khỏi mới dùng các thuốc chống tăng tiết bã nhờn, chống quá trình keratin hóa.

-    Loại dùng ngoài: tretionin, adapalen, tazaroten.
Các thuốc này làm giảm quá trình keratin hóa phần dưới nang lông và tuyến bã, ức chế việc hình thành nhân trứng cá, nếu dùng đều đặn sẽ xóa được nhân mụn trứng cá thể nặng trong vòng vài tháng. Dùng điều trị mụn trứng cá đỏ. Lúc mới dùng, tretionin gây kích ứng (ban đỏ, tróc vảy da, khô da, rát nhẹ, phát triển các mụn nhỏ). Người bệnh có cảm giác bệnh nặng hơn, tự ý ngừng thuốc. Đúng ra, chỉ cần làm ẩm da đơn thuần là các hiện tượng trên sẽ giảm hết hẳn khi ngừng thuốc. Adapalen, tazaroten chỉ kích ứng da nhẹ.
-    Loại uống: Isotretionin
Thuốc  làm giảm tiết bã nhờn, dự phòng keratin hóa, làm giảm tạo thành nhân trứng cá, giảm oxid nitric và yếu tố hoại tử u alpha liên quan tới viêm. Thuốc có thể gay quái thai, gây trầm cảm (xuất hiện ý muốn tự tử), gây độc tính cấp về gan, gây hủy chất khoáng xương, làm giảm mật độ xương, đóng sớm đầu xương, gây viêm da, viêm niêm mạc môi, kết mạc…
Liều thấp ít đáp ứng, dùng kéo dài hay bị tác dụng phụ. Thường dùng liều thích hợp là 0,5-1 mg/kg/ngày trong 15-20 tuần, phần lớn dùng 1 đợt 6 tháng, ít khi tới 12 tháng, nếu cần dùng thêm đợt thứ hai nhưng phải cách đợt đầu ít nhất là 2 tháng.

3. Không dùng quá nhiều loại thuốc

Chỉ nên dùng phối hợp 2 hay 3 loại

4. Kiên trì theo đuổi liệu trình:

Tùy theo thuốc, thể mụn có thể dùng một đợt 2-3 tháng hay 6 tháng có khi phải dùng nhiều đợt. Dù theo liệu trình nào thì sau 6-8 tuần phải tái khám, nếu không có đáp ứng, thầy thuốc sẽ có cách xử lý. Không nên nôn nóng tự ý tăng liều, đổi thuốc.

5. Tránh các tác dụng độc

Một số thuốc có tính độc, có tương tác bất lợi. 
Ví dụ: Isotretionin có thể gây dị dạng thai nên phải thử chắc chắn không có thai mới dùng. Phải dùng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trước và trong khi dùng, sau khi dùng thuốc một tháng. Không dùng chung với mynocyclin, limecyclin (vì gây tăng áp lực nội sọ). Cẩn trọng với clindamycin và không dùng tazaroten cho người có thai. Không bôi benzoyl peroxide dây ra mắt, mi mắt, môi, niêm mạc. 

6. Cần có sự chăm sóc thích đáng

Nguyên nhân mụn trứng cá không phải do mất vệ sinh. Rửa nhẹ làm giảm bã và vi khuẩn, làm cho da sạch, thoáng sẽ có lợi nhưng chà xát mạnh (với hy vọng làm sạch nhân đen, khỏi mụn) sẽ làm trầy trợt da, có hại.

7. Không nên ăn kiêng

Không cần thiết phải có chế độ ăn kiêng (như kiêng các loại gia vị).
Hiện nay có phương pháp chữa mụn bằng laser.

DSCKII Bùi Văn duy - BS. Vũ Trung Hải

Để lại bình luận

Scroll