Phải làm gì khi trẻ bị tai nạn bỏng?


Bỏng ở trẻ em là một thảm họa có thể phòng tránh được bởi các bậc cha mẹ, người lớn nếu không sẽ ảnh hưởng đến cơ thể gây tàn tật suốt đời, để lại hậu quả tâm sinh lý suốt đời cho cuộc đời trẻ.
Vì vậy, khi trẻ bị tai nạn bỏng, cha mẹ cần thực hiện các bước sau:
1. Loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa trẻ ra khỏi nơi có tác nhân gây bỏng
2. Cởi bỏ ngay quần áo. Không lột quần áo nếu bị dính vào vết bỏng. Cởi bỏ quần áo của trẻ ngay lập tức, nhưng chỉ khi nó không bị dính vào da. Tháo đồng hồ, trang sức trẻ đang mang, nhưng chỉ làm nếu không gây đau đớn hoặc nhiều chấn thương hơn cho trẻ.
3. Ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước khoảng 15-20 độ C là tốt nhất, thời gian khoảng 15-20 phút). Nếu bỏng hóa chất như vôi tôi nóng thì thời gian ngâm nước khoảng 20-30 phút. Việc này có tác dụng giảm độ sâu bỏng, giảm đau, giảm phù nề. Nếu vết bỏng quá lớn, không làm mát nó quá 30 phút. 
4. Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Giữ vết bỏng sạch, sau đó băng nhẹ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn.
5. Nếu là trẻ nhỏ thì cho bú hoặc cho uống nước đường có pha chút muối ăn hoặc dung dịch Oresol. Theo dõi trẻ, không được để thức ăn ùn tắc họng. Phải bế đầu cao, nghiêng về một bên, tránh thức ăn trào ngược vào khí quản. Nâng cao tay chân bị bỏng.
6. Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu:
- Bị bỏng ở mặt, bàn tay hoặc bộ phận sinh dục.
- Vết bỏng lớn hơn kích thước của bàn tay trẻ em
- Vết bỏng sâu, ngay cả khi trẻ không cảm thấy đau

Để lại bình luận

Scroll