TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

PHÂN BIỆT VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ CẢM CÚM


Viêm mũi dị ứng và cảm cúm khác nhau thế nào?

Viêm mũi dị ứng là sự phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch trong cơ thể, xảy ra khi bị tác động bởi các tác nhân kích ứng như phấn hoa, thời tiết, lông động vật… Viêm mũi dị ứng là bệnh rất dễ mắc, khó chữa trị dứt điểm và dễ tái phát bởi đây là căn bệnh gắn liền với hệ miễn dịch, do cơ địa mỗi người, chỉ cần một tác nhân dị ứng tác động cũng có thể khiến bệnh tái phát.

Trong khi đó cảm cúm là bệnh do virus gây ra, khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, các virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Nếu chữa trị đúng cách, có thể chữa trị dứt điểm bệnh, nó cũng ít khi tái phát.

Những triệu chứng nào giúp phân biệt viêm mũi dị ứng và cảm cúm?

Cúm và viêm mũi dị ứng đều gây ra các biểu hiện tương tự nhau, điển hình là hắt hơi, sổ mũi, nước mũi trong. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phân biệt hai bệnh này nhờ các biểu hiện sau:

Viêm mũi dị ứng

Triệu chứng: Ngứa mũi, sổ mũi, nước mũi trong, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục ngoài ra còn có thể xuất hiện các biểu hiện khác như nhức đầu, ho, khạc đờm. Các biểu hiện chính của viêm mũi dị ứng thường chỉ diễn ra ở vùng mũi mà ít khi gây khó chịu vùng họng. Đây là một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa bệnh viêm mũi dị ứng và cảm cúm.

Khả năng lây nhiễm: Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Những tác nhân gây bệnh phổ biến mà chúng ta có thể kể đến là phấn hoa, lông động vật, hóa chất… Bệnh không lây lan từ người này sang người khác.

Thời gian chữa trị: Căn bệnh này rất dễ gặp, khó để chữa trị dứt điểm, bệnh có thể tái phát nhiều lần. Thông thường bệnh nhân cần phải mất từ vài tháng, thậm chí kéo dài cả năm mới khắc phục được các triệu chứng bệnh.

Cảm cúm

Triệu chứng: Bệnh nhân bị cúm thường sợ lạnh, sợ nước, cơ thể mệt mỏi, ngứa mũi, sổ mũi, thỉnh thoảng hắt hơi. Ngoài ra, cúm và viêm mũi dị ứng đều gây ra các biểu hiện như ho, đau họng. Tuy nhiên, ở bệnh viêm mũi dị ứng các triệu chứng này thường xuất hiện rất ít. Còn ở cảm cúm, chúng xảy ra nhiều hơn.

Khả năng lây nhiễm: Cảm cúm là bệnh do virus gây ra, do đó nó có khả năng lây nhiễm. Nếu người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với người bị cúm cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh.

Thời gian chữa trị: Thông thường, cảm cúm chỉ kéo dài trong khoảng từ 3 – 14 ngày, sau đó nó sẽ tự khỏi. Đây là một đặc điểm cho thấy viêm mũi dị ứng khác cúm. Bệnh cũng ít tái phát.

Trên đây là một số chia sẻ của nhà thuốc trực tuyến giúp bạn phân biệt được viêm mũi dị ứng và cảm cúm, nếu có bất kì thắc mắc nào hoặc cần được tư vấn, hãy liên hệ nhathuoctructuyen.net để nhận được những lời khuyên hữu ích cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Để lại bình luận

Scroll