Thịt gia cầm - nguồn protein lý tưởng


Thịt gia cầm, hay thịt trắng, tốt cho sức khỏe hơn so với thịt đỏ (heo, bò, cừu…) nhờ hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào việc phần nào được chọn để chế biến và cách thức nấu nướng.

Ví dụ:

- Ức gà tây (còn da) chứa 15,3 % chất béo, ức gà ta (còn da) chứa 13,1% chất béo. Hàm lượng chất béo và calo ở thịt gà, cũng như ở thịt gà tây, tập trung nhiều nhất ở phần cánh và đùi (còn để da).

Ức gà

- Thức ăn nhanh, nhiều chất béo bão hòa được chế biến từ thịt gà, như thịt bằm (burger), gà rán giòn, xúc xích…hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe vì được chiên (rán) quá lâu.

Đồ ăn nhanh không có lợi cho sức khỏe

Đồ ăn nhanh không có lợi cho sức khỏe

Nên chọn loại thịt gia cầm nào?

Ngoài nguồn thực phẩm thông dụng (gà, gà tây, vịt) còn một số loại thịt gia cầm khác cũng rất tốt cho sức khỏe như: ngỗng, gà gô, bồ câu, chim cút…

Tất cả các loại gia cầm không giống nhau về giá trị dinh dưỡng. Điều quan trọng là khi chọn, bạn nên chú ý hàm lượng chất béo có trong loại thịt gia cầm đó.

Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo bão hòa; vịt cũng là nguồn thực phẩm giàu chất béo, nhưng nếu loại bỏ da và mỡ thừa trước khi chế biến thì giá trị dinh dưỡng của thịt vịt cũng tương đương với thịt cừu.

Thịt  của các loài chim thì hầu như đều có nhiều nạc.

Thịt đà điểu và cút có hàm lượng chất béo cà calo thấp.

Ăn sao cho lành?

Nên xem xét cẩn thận và chọn mua các loại gia cầm sạch không tiêm kháng sinh và hormone kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi.

Để hạn chế tối đa hàm lượng chất béo bão hòa trong các món chế biến từ thịt gia cầm, nên dùng phương pháp nướng và lóc bỏ da trước khi ăn. Không cần bỏ da trước khi chế biến vì da giúp giữ độ ẩm của thịt và không để ngấm thêm chất béo bão hòa vào trong thịt khi chế biến.

Với món thịt bằm, bạn có thể thay thịt gà hoặc gà tây bằm nhuyễn bằng thịt bò để có một món ăn thơm ngon và ít béo.

Thịt bằm

Để lại bình luận

Scroll