Một số người nghĩ rằng tiêm vắc-xin chỉ dành cho trẻ nhỏ và không cần thiết với người lớn. Song theo các chuyên gia, hàng triệu người lớn trên toàn cầu đang cần được tiêm phòng ngừa các bệnh như cúm, bạch hầu, viêm phổi, uốn ván, viêm gan B.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm
1. Đối tượng nào nên tiêm ngừa bệnh cúm?
- Những người từ 50 tuổi trở lên:Một số người nghĩ rằng tiêm vắc-xin chỉ dành cho trẻ nhỏ và không cần thiết với người lớn. Song theo các chuyên gia, hàng triệu người lớn trên toàn cầu đang cần được tiêm phòng ngừa các bệnh như cúm, bạch hầu, viêm phổi, uốn ván, viêm gan B. Tự tạo miễn dịch là biện pháp tự bảo vệ bản thân tốt nhất và phải được tiến hành trong suốt cuộc đời, chứ không chỉ riêng lúc còn nhỏ như một số người vẫn nghĩ.
- Những người lưu trú và nhân viên trong các trung tâm an dưỡng và chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả bệnh viện và những trung tâm cho người thiểu năng trí tuệ, người tàn tật.
- Người lớn ở mọi lứa tuổi đang mắc các bệnh mạn tính như: hen suyễn, viêm phế quản mạn, bệnh khí phế thũng…
- Tất cả những người làm công tác chăm sóc sức khỏe, y tá, nhân viên y tế và những người làm trong các cơ quan và những gia đình có tiếp xúc với người mắc các bệnh mạn tính đã nêu trên.
- Trẻ em và thanh niên (6-18 tuổi) được điều trị lâu dài bằng aspirin sẽ có nguy cơ tiến triển thành bệnh.
- Khi nguồn vắc-xin bệnh cúm bị hạn chế, trung tâm kiểm soát bệnh sẽ yêu cầu bác sĩ ưu tiên cho những bệnh nhân trên 65 tuổi, những người trong nhóm nguy cơ cao và người chăm sóc họ.
2. Vắc-xin phòng bệnh cúm được tiêm ra sao?
- Vắc-xin phòng bệnh cúm chỉ bảo vệ chống lại 3 dòng virus cúm đặc trưng được chọn lại hàng năm trên cơ sở phỏng đoán rằng đó có thể là những dòng virus chiếm ưu thế trong mùa cúm kế tiếp. Vì hàng năm, một hay nhiều dòng virus ưu thế sẽ thay đổi, vì vậy nên tiêm phòng ngừa bệnh cúm 1 năm 1 lần.
3. Đối với thai phụ và người đang cho con bú
- Vắc-xin cúm được tiêm cho những thai phụ mà 3 tháng giữa hay 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ rơi vào mùa cúm.
- Thông thường phụ nữ ở 3 tháng đầu của thai kỳ không nên tiêm vắc-xin.
4. Đối tượng nào không nên tiêm ngừa bệnh cúm?
- Những người bị dị ứng nặng với trứng (ví dụ như bị quá mẫn) không nên tiêm vắc-xin cúm.
- Những người đang mắc một bệnh cấp tính có kèm sốt thì nên trì hoãn việc tiêm phòng ngừa lại đến khi họ đã khỏi bệnh hoàn toàn.
5. Hiệu quả của vắc-xin cúm và tác dụng phụ của nó
- Vắc-xin cúm chỉ bảo vệ chống lại 3 dòng virus cúm đặc trưng mà đã được chọn để làm vắc-xin một trong năm.
- Những người đã tiêm phòng ngừa vẫn có thể bị nhiễm những dòng virus khác, biểu hiện qua ho, sốt và những triệu chứng tương tự như bệnh cúm.
- Tác dụng phụ của vắc-xin cúm bao gồm đau nhức thoáng qua ở vùng tiêm, đau cơ, sốt, và cảm giác khó ở. Những phản ứng dị ứng nghiêm trọng ít khi xảy ra.
>>> Bệnh cúm là gì?
>>> Điều trị cúm
>>> Cách phòng ngừa cúm hiệu quả