Người béo bị mỡ bụng là chuyện bình thường. Thế nhưng, người gầy mà bụng vẫn ngấn mỡ do nhiều nguyên nhân 'tưởng lạ mà quen.
Tại sao người gầy nhưng bụng vẫn nhiều mỡ?
Không đơn giản là trạng thái hình thể quen mặt, chứng “gầy nhưng bụng vẫn nhiều mỡ” có tên khoa học là Skinny fat. Đặc điểm nhận dạng người bị hội chứng này là cân nặng vừa phải, khung xương nhỏ, chân tay nhão nhưng mỡ lại tích tụ nhiều ở vùng bụng, ngực, khiến vóc dáng mất đi sự cân đối. Những người mắc chứng Skinny fat thường thích đồ ngọt, thức ăn nhanh, lười tập thể dục, không duy trì được sức bền.
Nguyên nhân chính gây ra hội chứng này thường do gen di truyền. Nếu mẹ bị mỡ bụng thì con gái cũng có nguy cơ béo bụng giống mẹ. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến Skinny fat là ảnh hưởng tuổi tác, luyện tập cardio quá sức, rối loạn chuyển hóa chất béo, thói quen ăn ít protein, nhiều đường bột, mỡ động vật... khiến cơ bắp không phát triển, dần chuyển hóa thành mỡ và tích tụ ở bụng, đùi.
Cũng giống tình trạng béo bụng ở người mập mạp, béo bụng ở người gầy không chỉ phá dáng mà còn tiềm ẩn nhiều hiểm họa bệnh tật. Bác sĩ Đỗ Thị Hồng Loan - Giám đốc Viện thẩm mỹ Quốc tế Dencos Luxury cho biết, cơ thể người thường tồn tại 2 dạng mỡ: mỡ dưới da nằm trực tiếp liền kề dưới lớp biểu bì và mỡ nội tạng nằm dưới lớp cơ bụng bao quanh các bộ phận nội tạng sâu như tim, gan, thận, tụy...
Nếu người béo thường khổ sở khi gặp phải cả hai dạng mỡ này thì người gầy có nguy cơ mắc chứng mỡ nội tạng cao. Mỡ nội tạng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mỡ bám trong lòng mạch dễ gây xơ hóa mạch, tăng huyết áp, dễ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
>> Xem thêm: Những thực phẩm chống đột quỵ