Bổ sung mỡ động vật đúng cách vào bữa ăn tốt cho sức khỏe


Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị, để phát huy tối đa lợi ích dinh dưỡng cần kết hợp cả dầu thực vật và mỡ động vật.

Chất béo là một trong 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết tìm nguồn chất béo lành mạnh ở đâu, lượng dùng mỗi ngày bao nhiêu, thậm chí e ngại ảnh hưởng đến sức khỏe và gây tăng cân.

 

Bổ sung mỡ động vật đúng cách vào bữa ăn tốt cho sức khỏe

 

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người trưởng thành cần khoảng 50g chất béo. Nhóm thanh thiếu niên 15-19 tuổi cần nhiều nhất, 63-94g, chiếm 20-30% năng lượng khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu tuổi dậy thì. Sau 70 tuổi, nhu cầu chất béo của cụ ông vẫn ở mức cao, 49-61g; cụ bà là 40-51g.

Đặc biệt, trẻ càng nhỏ nhu cầu chất béo càng cao. Trẻ dưới 2 tuổi cần 30-40% năng lượng từ chất béo (tương ứng 30-40g) để theo kịp đà tăng trưởng cả về thể lực lẫn trí lực.

 

 

Tháp dinh dưỡng cho giai đoạn năm 2016-2020 của Viện cũng khuyến nghị, ngoài nguồn chất béo từ 150-240g thịt, cá, trứng và 300-400ml sữa (sữa tươi, sữa chua hoặc 45-60g phô mai), người trưởng thành cần thêm 5-6 thìa cà phê dầu, mỡ mỗi ngày (mỗi thìa 5g).

Cơ thể cần chất béo từ cả 2 nguồn động vật và thực vật để phát huy tối đa lợi ích dinh dưỡng. Dầu thực vật chiết xuất từ đậu nành, cọ, mè, ôliu… Bổ sung mỡ động vật lấy từ gia súc, gia cầm, hải sản (mỡ gà, lợn, cá, bơ sữa).

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc thay thế hoàn toàn mỡ động vật bằng dầu thực vật là không hợp lý, vì tránh xa mỡ động vật sẽ gây mất cân đối dinh dưỡng, bởi dầu thực vật không cấu tạo nên vỏ thần kinh được. Chỉ khi phối hợp cả dầu thực vật và mỡ động vật mới tạo ra được các chất béo có giá trị sinh học cao. Mỡ động vật có khả năng cung cấp cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh; làm bền thành mao mạch nên giúp phòng ngừa xuất huyết não. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tốt nhất nên duy trì tỉ lệ chất béo động vật và thực vật cân đối theo độ tuổi.

Tuy nhiên, cần chọn lọc chất béo có lợi cho sức khỏe. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo bão hòa (trứng, thịt đỏ, hải sản) và chất béo chuyển hóa (đồ chiên rán, thức ăn nhanh). Thay vào đó, tăng cường chất béo không bão hòa (các loại cá béo, thịt nạc, sữa ít béo, hạt). Trong đó, cá béo là nguồn cung cấp DHA, Omega 3, 6, 9 phong phú, dưỡng chất tốt cho trí não và tim mạch người già, trẻ nhỏ.

Acid béo omega 3 trong mỡ cá có tác dụng hạn chế hình thành cholesterol, ngăn ngừa chứng nghẽn mạch máu và đột quỵ, hạn chế hiện tượng tim đập loạn nhịp, tăng cường hoạt động ghi nhớ của não, giúp tinh thần trở nên hoạt bát. Vì thế, dầu ăn chiết xuất từ mỡ cá được nhiều đầu bếp và bà nội trợ tin dùng. Một số loại dầu cá còn bổ sung vitamin A tốt cho sự phát triển của thị lực, vitamin D hạn chế nguy cơ loãng xương. 

>> Xem thêm:  Tại sao người gầy nhưng bụng vẫn nhiều mỡ 

Để lại bình luận

Scroll