Chúng ta đã có ngũ cốc, rau quả, phô mai, dưa và dầu thực vật. Nguồn thực phẩm ấy vốn dĩ đã cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng. Thịt đối với chúng ta sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng ta ăn chay đầy đủ và đúng cách.
Ăn chay hiện đang trở thành một khuynh hướng thịnh hành. Bên cạnh lý do tín ngưỡng, ngày nay rất nhiều người chọn ăn chay vì lý do sức khỏe, nhân văn, bảo vệ môi trường và kinh tế.
Tuy nhiên, vấn đề là khái niệm “ăn chay” được hiểu rất khác nhau. Có 5 kiểu ăn chay phổ biến hiện nay:
• Ăn chay tuyệt đối (Vegan): hoàn toàn không ăn thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
Ăn chay tuyệt đối
• Ăn chay có dùng sữa (Lacto vegatarian)
Ăn chay có dùng sữa
• Ăn chay có dùng trứng (Lato-ovo vegetarian)
Ăn chay có dùng trứng
• Ăn chay bán phần (Semi-vegetarian): Không ăn thịt đỏ, vẫn ăn cá, trứng, sản phẩm từ sữa và thịt gia cầm
Ăn chay bán phần
Dưới góc độ dinh dưỡng, ăn chay giúp phòng chống được nhiều bệnh tật; tuy nhiên vẫn có một số vấn đề cần lưu ý, nhất là với những người ăn chay tuyệt đối và lâu dài.
Về khía cạnh dinh dưỡng, ăn chay giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, bệnh mạch vành, một số bệnh ung thư, sỏi mật, táo bón, sa sút trí tuệ, loãng xương,… Ngoài ra, người ăn chay còn có khuynh hướng ít bị viêm ruột thừa, thoát vị cơ hoành, hội chứng ruột kích thích, trĩ và giãn tĩnh mạch chi,…
Trừ cách ăn chay tuyệt đối, các cách ăn chay khác đều có thể cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Dù vậy, nếu ăn chay không đúng cách vẫn có thể dẫn đến thiếu sắt, vitamin B12 ở những đối tượng có nhu cầu cao, có thể còn có thêm nguy cơ thiếu năng lượng, protein, canxi,…. Do đó cần lưu ý khi phối hợp đủ lượng thực phẩm và sử dụng các sản phẩm có bổ sung vi chất.
Nhưng dù ăn chay hay ăn mặn, cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng dựa trên 3 nguyên tắc chính: ăn đa dạng, ăn chừng mực, ăn thực phẩm gắn với thiên nhiên.