TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

Bệnh dời leo (Zona) phần 1


Nhận biết bệnh 
Virus varicella zoster gây bệnh thủy đậu (varicella) ở trẻ em, sau đó nằm yên trong hạch rễ thần kinh hàng chục năm, khi có cơ hội sẽ gây bệnh zona (herpes zoster).

Bệnh zona

Bệnh zona

Lúc đầu, người bệnh bị nhức đầu, sợ ánh sáng, khó ở, hiếm khi có sốt, có cảm giác da bất thường (ngứa, đau nhói hoặc dữ dội). Khoảng một đến năm ngày sau, xuất hiện hồng ban dát sẩn, tiến triển thành các cụm mụn nước trong, trong vòng 3-5 ngày lần lượt chuyển qua các giai đoạn: hóa mủ, loét, đóng vảy. Sau chừng 2-4 tuần, các tổn thương da sẽ lành song để lại sẹo và thay đổi màu da vĩnh viễn. Tổn thương da thường kéo thành vạt dài, khu trú ở vùng hông, lưng, cổ, đùi hay bị nhầm với chứng dị ứng do dịch tiết của con dời (một số loại bò sát) nên gọi là bệnh “dời leo”. 

Nếu làm phản ứng huyết thanh thì có khoảng 90% người lớn có bằng chứng nhiễm virus varicella zoster nhưng chỉ có khoảng 0,15%-0,3% mắc zona, hàng năm có thêm 0,2% người mắc mới. Người già có tỷ lệ mắc cao hơn trẻ. Ở người trẻ, bệnh thường lành tính, ít khi để lại di chứng; Ở người già, bệnh dễ trầm trọng, thường để lại di chứng. Riêng di chứng đau thần kinh sau zona, người trên 50 tuổi thường có tỷ lệ xuất hiện cao gấp 15 – 25 lần người dưới 30 tuổi.

Đa số người bệnh (phần lớn là trẻ), zona chỉ lan tỏa ở da nhưng cũng có 5 -10% (phần lớn là già), zona có thể gây tổn thương nội tạng (viêm phổi, viêm não, viêm gan, hoại tử võng mạc), có trường hợp dẫn đến tử vong (do viêm phổi) nhưng hiếm gặp.

Các thuốc thường dùng là thuốc kháng virus thuốc giảm đau.

Các kháng virus

Dùng trong giai đoạn cấp tính. Thường dùng: acyclovir, valacylovir, famcilovir. Cả ba đều có tính năng tương tự: rút ngắn thời gian bài xuất virus, làm ngừng nhanh sự hình thành tổn thương mới, đẩy nhanh tốc độ liền sẹo, giảm độ nặng của cơn đau cấp. Chỉ có một số khác nhau nhỏ: Valacyclovir là tiền chất của acyclovir, sản sinh ra acyclovir trong huyết thanh cao gấp 5 lần acyclovir, nếu dùng uống valacyclovir mỗi 8 giờ một lần 1000mg sẽ có hiệu quả bằng dùng acyclovir mỗi 4 giờ một lần 800mg. Valaivlovir, famciclovir có cân bằng dược động học tốt, cách dùng đơn giản được ưa thích hơn. Một vài chú ý: Cần dùng sớm trong vòng 24-48 giờ khi có triệu chứng với liều cao: Acyclovir cách 4 giờ một lần 800 mg, mỗi ngày 5 lần, trong 10 ngày. Valacyclovir cách 8 giờ một lần 100mg, mỗi ngày 3 lần, trong 7 ngày. Không dùng dạng thuốc bôi vì không hiệu quả. Thuốc không gây ra tác dụng bất lợi nào, tuy nhiên với người suy thận nên dùng giảm liều. Do chưa có thông tin đầy đủ nên không dùng cho phụ nữ có thai.

DS CKII Bùi Văn Uy - BS Vũ Trung Hải

 

Để lại bình luận

Scroll