TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

Bệnh dời leo (Zona) phần 2


bệnh dời leo

Ảnh minh họa: Bệnh dời leo

Thuốc giảm đau

Đau thần kinh sau zona là những triệu chứng đau xuất hiện sau 30 hay 60 ngày sau khi nổi phát ban hay sau khi liền sẹo. Cảm giác đau rất khó chịu: nhức nhối, rát bỏng như dao đâm, điện giật. Đau có thể kéo dài nhiều tháng nhiều năm, kèm theo một số rối loạn cảm giác khác nhau, đặc trưng nhất là rối loạn cảm giác đau (chỉ sờ chạm nhẹ như áo quần bị tiếp xúc với vùng da bị ảnh hưởng cũng có thể gây đau dữ dội) ngoài ra có thể dị cảm (có cảm giác như bị kim châm, xảy ra tự phát), loạn cảm (có cảm giác bất thường với các kích ứng lên da), có thể kéo theo triệu chứng trầm cảm. Các thuốc giảm đau có thể dùng một mình hay phối hợp gồm:

- Lidocain: dùng dưới dạng thuốc dán 5%, có thể dùng tới 3 miếng dán trong vòng 12 giờ. Thuốc gây kích ứng tại chỗ, ít khi gây độc toàn thân. Chỉ được dán lên vùng da còn nguyên vẹn. 

- Kem Capsaicin: Hoạt chất lấy từ quả ớt 0,025% -  0,075%, bôi thuốc có nồng độ capsaicin đầu thấp, sau cao. Thuốc gây rát bỏng. Chỉ được bôi lên vùng da còn nguyên vẹn. Một số người bệnh bỏ dở điều trị vì không chịu nổi rát bỏng.

- Amitriptylin, nortriptylin: là thuốc trầm cảm ba vòng. Bắt đầu với liều thấp sau tăng cao, chia thành ba lần uống trong ngày (amitriptyline tăng từ 10mg đến 300mg/ngày; nortriptylin tăng từ 25 mg đến 150mg/ngày). Thuốc có thể làm an thần, gây lú lẫn, bí tiểu tiện, hạ huyết áp tư thế, khô miệng, loạn nhịp tim (nên hạn chế dùng cho người già).

- Gabapentin: bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều dần, chia ra 3 lần dùng trong ngày (tăng từ 300 đến 3600 mg/ngày). Thuốc dung nạp tốt song có thể gây chóng mặt, nhức đầu, u ám ý thức.

- Methylprednisolon: Tiêm vào màng cứng làm giảm đau lâu dài trong 90% các trường hợp. Tuy nhiên phải tiêm đúng kỹ thuật (tránh nhiễm khuẩn), không nên dùng kéo dài (tránh tác dụng phụ là giữ muối nước).

- Oxycodon: Là loại thuốc giảm đau thuộc họ thuốc phiện, có thể gây táo bón, gây nghiện, nếu cần, dùng liều từ 5 mg đến 20 mg nhưng nên hạn chế dùng.

Khi bị zona cần điều trị tích cực bằng kháng virus nhằm tránh bệnh diễn biến xấu, khi bệnh chuyển sang giai đoạn đau thần kinh sau zona cần phải nhớ kỹ việc bị bệnh zona trước đó để tình bày với thầy thuốc (nếu đến nơi khám mới) nhằm tránh dùng những thuốc giảm đau không thích hợp, khi có dấu hiệu bệnh lý về mắt (thường đến muộn) cần đến với thầy thuốc chuyên khoa mắt.

DS CKII Bùi Văn Uy - BS. Vũ Trung Hải

Để lại bình luận

Scroll