Bệnh thủy đậu còn gọi là bệnh phỏng rạ, hoặc bệnh trái rạ. Khi trẻ mắc bệnh, các bà mẹ cần phải hiểu rõ về căn bệnh này và cách chăm sóc trẻ, đề phòng ngừa bệnh lây lan.
Bệnh nhân thủy đậu
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu còn gọi là bệnh phỏng rạ, hoặc bệnh trái rạ. Khi trẻ mắc bệnh, các bà mẹ cần phải hiểu rõ về căn bệnh này và cách chăm sóc trẻ, đề phòng ngừa bệnh lây lan.
Vậy thì bệnh thủy đậu là bệnh gì, có nguy hiểm không, cách chăm sóc trẻ thủy đậu như thế nào, có thể làm gì để phòng ngừa được căn bệnh đó?
Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên là Varicellw Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lan truyền: Khi một người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơ, chảy nước mũi hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát bệnh – được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh là khoảng 2-3 tuần.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Về triệu chứng, lúc đầu người bệnh có sốt, thường là sốt nhẹ, trong một vài ngày. Sau đó, sẽ thấy nổi lên trên da những vết dát đỏ; chỉ sau 1-2 ngày, xuất hiện các mụn bóng nước giữa các nền đỏ đó. Những mụn bóng nước này thường mọc ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân. Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, nhưng chỉ sau khoảng 1 ngày dịch đó trở nên đục như mủ. Sau 2-3 ngày nữa, các mụn sẽ đóng vảy. Các vảy đó sẽ rụng dần, và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo.
Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc dát đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vảy…trong cùng 1 thời gian. Nếu không có biến chứng, bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm.
Mọi câu hỏi và thắc mắc, các bạn hãy liên hệ với http://nhathuoctructuyen.net nhé!
DS CKII Bùi Văn Uy - BS Vụ Trung Hải
>>> Các biến chứng của bệnh thủy đậu
>>> Vắc-xin ngừa bệnh thủy đậu