Nhiễm viêm gan B mạn tính cuối cùng có thể dẫn tới những bệnh gan nặng như xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Biến chứng của viêm gan
Biến chứng
Nhiễm viêm gan B mạn tính cuối cùng có thể dẫn tới những bệnh gan nặng như xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Xơ gan gây sẹo vĩnh viễn ở gan. Nó cũng dẫn tới nhiều biến chứng khác, bao gồm chảy máu thực quản và dịch trong ổ bụng (cổ chướng). Các chất độc tích lũy trong máu có thể ảnh hưởng đến chức năng tinh thần, dẫn đến lú lẫn và thạm chí hôn mê (bệnh não gan).
Khi điều này xảy ra, phải ghép gan để duy trì sự sống. Nguy cơ nhiễm trùng mạn và chết xớm vì xơ gan, suy gan và ung thư gan tỷ lệ nghịch với độ tuổi bị nhiễm HBV. Những người bị nhiễm mạn tính khi tuổi đã lớn có 15% khả năng chết vì bệnh gan, trong khi những người bị nhiễm mạn tính khi còn nhỏ có 25% khả năng chết vì xơ gan và ung thư gan.
Tất cả những người nhiễm HBV mạn tính đều dễ nhiễm một tiêm phòng virus delta, virus viêm gan D cần lớp vỏ ngoài của HBV để nhiễm vào tế bào. Bạn không thể nhiễm viêm gan D trừ khi bạn đã nhiễm HBV.
Những người tiêm chích ma túy vị viêm gan B có nguy cơ cao nhất, nhưng bạn cũng có thể nhiễm viêm gan D nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình bị nhiễm hoặc sống cùng với người nhiễm viêm gan D. Nếu nhiễm cả viêm gan B và D thì bạn càng dễ bị xơ gan và ung thư gan hơn.
Phòng bệnh
Viêm gan virus B là căn bệnh khá nguy hiểm và khó chữa, tuy nhiên đây lại là loại virus mà người ta đã chế được vắc-xin để dự phòng. Ở nước ta, vắc-xin chống virus viêm gan B đã được đưa vào Chương trình tiêm phòng mở rộng cho các cháu bé. Với những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao như là trong gia đình có người thân bị mắc bệnh, các nhân viên y tế, những người thường xuyên phải nằm viện điều trị, phải tiêm truyền thường xuyên cũng nên tiêm phòng. Ngoài ra, tất cả mọi người nếu có điều kiện nên đi thử máu để nếu không nhiễm bệnh, thì nên tiêm vắc-xin dự phòng.
Cần phải hết sức thận trọng khi tiếp xúc hoặc sử dụng máu hoặc các chế phẩm từ máu. Thói quen của phần lớn chúng ta là khi băng bó rửa các vết thương và các xây xát trên da cho người thân thường không đeo gang tay. Nếu chẳng may bị nhiễm máu của người mang mầm bệnh như bị kim châm hoặc khi sơ cứu người bệnh thì dễ có nguy cơ bị lây bệnh. Trong những trường hợp này cần tiêm ngay HBIG (là một loại Globulin miễn dịch có tác dụng trung hòa virus viêm gan B) và sau đó phải tiêm vắc-xin dự phòng. Các bà mẹ mang virus viêm gan B khi sinh con thì cháu bé cũng phải được tiêm HBIG và vắc-xin ngay.
Minh Phương