TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

Bổ sung canxi vừa đủ


Canxi chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể, trong đó chỉ có 1% hòa tan trong thể dịch, phần lớn canxi ở trong xương, trong huyết tương.
Ca++ là một ion không thể thiếu được trong quá trình đông máu. Ion Ca++ còn ảnh hưởng lên hoạt động của tim, thần kinh cơ. Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương.
Canxi được hấp thu ở ruột nhờ tác dụng của vitamin D. Nó được lọc và tái hấp thu ở ống thận. Calcitonin giúp đưa canxi từ máu vào xương khi canxi máu tăng, còn hormon tuyến cận giáp (PTH) làm hủy xương và tăng canxi máu.

Hạ canxi trong máu khi nào?

Canxi trong máu hạ dưới mức bình thường sẽ gây triệu chứng cấp về thần kinh cơ như tê, dị cảm, chuột rút, co quắp bàn tay, nặng có thể gây khó thở, nặng hơn có thể co giật, phù gai thị, lú lẫn...
Hạ canxi nặng có thể tụt huyết áp, giảm sức co bóp cơ tim, loạn nhịp tim...

Một số nguyên nhân gây hạ canxi máu:
- Giảm hấp thu canxi từ đường tiêu hóa, mất canxi, giảm protein máu, không lấy được canxi từ xương. Vì phần lớn canxi ngoài xương kết hợp với protein, giảm protein sẽ giảm canxi.
- Canxi cũng có thể kết hợp với một số thuốc hay hóa chất: photphat, EDTA, citrat.
- Canxi cũng có thể kết hợp với mỡ bị viêm trong bụng khi có viêm tụy cấp.
- Thiếu vitamin D hoặc giảm hoạt tính sinh tố D có thể gây hạ canxi huyết.
- Thuốc chống động kinh, glucocorticoid có thể làm giảm canxi máu, có thể do giảm hoạt tính của sinh tố D.
- Nằm viện dài ngày, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch lâu cũng thường gây thiếu vitamin D.
- Trong suy thận, suy tuyến cận giáp, nghiện rượu, hoặc dùng thuốc lợi tiểu kéo dài... cũng có thể gây hạ canxi trong máu.

Tăng canxi trong máu khi nào?

Khi bệnh nhân có suy thận, ung thư, cường tuyến cận giáp, ngộ độc do vitamin A, B, bất động lâu... Chủ yếu là mất nước do tiểu nhiều, thẩm thấu. Giảm nhu động ống tiêu hóa gây buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, thường gặp là mệt mỏi, yếu cơ. Tăng huyết áp có thể xảy ra do tăng đề kháng mạch máu ngoại vi. Bệnh nhân dễ loét dạ dày, ăn không ngon miệng. Muối canxi phosphat có thể lắng đọng ở các phế nang, ống thận, tuyến giáp, niêm mạc dạ dày, vách mạch máu. Nếu sự lắng đọng này nhiều dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi canxi thải ra nước tiểu tăng nó có thể kết hợp với phosphat hoặc oxalat dễ tạo thành sỏi thận. Vì sỏi thận ít tan trong môi trường kiềm nên có khuynh hướng tạo thành sỏi thận trong môi trường axit ít hơn khi canxi nước tiểu tăng.

Cách bổ sung canxi bằng thực phẩm

Theo các nhà dinh dưỡng thì nhu cầu canxi hằng ngày là 400-500mg, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối và cho con bú cần khoảng 1.000-1.200mg canxi.

Canxi có nhiều trong các loại sữa, thủy sản, đậu, rau... Nếu một người ăn uống bình thường không mắc bệnh nào gây giảm hấp thu canxi thì cơ thể luôn đủ canxi. Nhất là ở Việt Nam, cá tôm nhiều và vẫn là thức ăn chủ yếu nên mặc dù chúng ta không có thói quen uống sữa nhưng bù lại thì ăn tôm cá hằng ngày. Trong 100g sữa bò có 120mg canxi, lương thực có 30mg, thịt chỉ có 10-20mg. Các loại đậu giàu canxi như 100g đỗ tương (đậu nành) chứa 165mg, vừng (mè) chứa 120mg canxi. Rau cũng là nguồn cung cấp canxi đáng kể, các loại rau chứa trên 100mg canxi/100g rau gồm: rau muống, mùng tơi, rau giền, rau đay, rau ngót. Nếu ăn nhiều rau quả tươi sẽ tăng lượng vitamin C là yếu tố làm tăng hấp thu canxi.

Tóm lại, để phòng ngừa thiếu canxi thì trong bữa ăn nên có thêm đậu, rau, cá, thủy sản, chẳng những giúp cơ thể không bị thiếu hụt canxi mà còn cung cấp thêm lượng protein, lipit đáng kể.

Theo Sức khỏe và Đời sống

 

Để lại bình luận

Scroll