Chắc hẳn ai cũng biết huyết áp cao nguy hiểm như thế nào. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu các biện pháp phòng tránh tăng huyết áp ngay sau đây nhé.
Lời khuyên thứ nhất: Bỏ thuốc lá
Ai cũng biết thuốc lá tai hại về nhiều mặt. Ở các nước công nghiệp thuốc lá là nguyên nhân chính của nhiều bệnh có thể phòng ngừa được, mất khả năng lao động, chết yểu. Theo thống kê ở nhiều nước trên thế giới, đàn ông hút thuốc có tỷ lệ tử vong cao hơn người không hút thuốc đến 70%. Các chuyên gia tim mạch đều nhắt chí coi bỏ thuốc lá là biện pháp quan trọng nhất để chống bệnh tăng huyết áp.
Thuốc lá không những có hại cho bản thân người hút mà còn gây hại cho cả gia đình, bạn bè và những người xung quanh vì ô nhiễm môi trường. Tất cả các loại thuốc lá đều có hại dù đó là loại “ít nicotin” do có đầu lọc. Thuốc lá nào cũng có hại như thuốc lá nào.
Có nhiều phương pháp bỏ thuốc lá: Dùng thuốc, châm cứu, thôi miên hoặc luyện tập... Mỗi phương pháp đều có kết quả tốt, nhưng quan trọng nhất vẫn là quyết tâm. Nhiều người nghiện rất nặng có thể cai thuốc lá chỉ bằng quyết tâm mà không cần một thứ thuốc men nào cả.
Bỏ thuốc lá
Lời khuyên thứ hai: Duy trì cân nặng vừa phải
Béo rất có hại cho tim mạch vì hay đưa đến tăng huyết áp và xơ vữa động mạch, cuối cùng rút ngắn tuổi thọ rõ rệt.
Ở những người tăng huyết áp béo, chỉ cần giảm đi 5 kilogam là huyết áp đã tiến bộ nhiều rồi. Đồng thời còn có nhiều lợi khác như đỡ đái tháo đường, hạ lipid máu, tim nhỏ lại...
Muốn giảm cân nặng, cần chú ý bớt những thức ăn cung cấp nhiều calo như gạo, đường, bánh mỳ, mì sợi, các loại đỗ, lạc, mỡ. Nếu hạn chế ăn mà thấy đói ta có thể thay những thức ăn nhiều calo bằng những thức ăn ít calo hơn như: thay gạo, đường bằng khoai lang, khoai sọ, khoai tây, sắn. Ăn thêm rau vì các loại rau kể cả măng, cà, bí, mướp, xu hào, xu xu, dưa chuột đều có rất ít calo, tất cả trái cây đêu ít calo, kể cả những quả ngọt như chuối (một lạng chuối chỉ có 100 calo).
Nên nhớ rằng tăng hoạt động thể lực, thể dục, thể thao cũng làm giảm số mỡ thừa, nhưng nếu ăn uống vẫn nhiều thì không thể nào giảm cân được.
Duy trì cân nặng vừa phải
Lời khuyên thứ ba: Giảm uống rượu
Rượu là đồ uống phổ biến với tất cả mọi người, kể cả phụ nữ, đều biết uống rượu. Nhưng ai cũng biết rượu là một chất độc nguy hiểm, gây nhiều tai hại cho cá nhân, gia đình và xã hội. Huyết áp tăng vọt, tai biến mạch não, suy tim cấp, loạn nhịp tim là những hậu quả của ngộ độc rượu cấp.
Về lâu dài, tội của rượu cũng rất lớn. Uống nhiều rượu hay gây tăng huyết áp, càng uống nhiều thì huyết áp càng cao. Vùng nào tiêu thụ nhiều rượu thì noi đó có nhiều người bị tăng huyết áp. Cai được rượu, huyết áp có thể trở về bình thường trong những trường hợp này. Rượu uống nhiều còn làm mất hiệu quả của thuốc chữa tăng huyết áp. Nghiện rượu còn hay đưa đến các bệnh cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim nữa.
Giảm uống rượu
Lời khuyên thứ tư: giảm nửa muối ăn
Muốn sống được, cơ thể con người ta cần có muối, nhưng ăn nhiề muối quá sẽ làm ứ nước trong cơ thể, khối lượng máu do đó sẽ tăng lên và huyết áp cao lên. Mỗi ngày ba bữa ăn thông thường ở gia đình chúng ta chưa trung bình khoảng 8 đến 10 gam muối ăn (natriclorid), như vậy là quá nhiều, trong khi nhu cầu cơ thể chỉ khoảng 1/4 đến 1/5 số lượng đó (1,5 đến 2g).
Điều tra khẩu phần ăn trong nhân dân từng vùng, các nhà nghiên cứu thấy rằng vùng nào ăn nhiều muối thì tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Ở Nhật, sau khi vận động nhân dân ăn ít muối, chảy máu não giảm 40%, tắc mạch não giảm 24,6%. Ở Việt Nam, Viện dinh dưỡng cũng thấy mối liên quan như vậy. Nghệ An là nơi nhân dân hay ăn mặn, mỗi ngày trung bình 13,9g muối thì tỷ lệ tăng huyết áp là 17,9%; còn dân ở Hà Nội ăn nhạt hơn thì chỉ có 10,6% bị tăng huyết áp.
Nhiều nghiên cứu cho biết chỉ cần giảm muối ăn từ 10g xuống 5g tức là giảm một nửa, đã có thể giảm huyết áp tâm thu được 4-6 milimet thủy ngân.
Tuy nhiên trong trường hợp những người huyết áp quá thấp (hạ huyết áp) thì lại nên ăn hơi mặn một chút.
Giảm lượng muối ăn
Lời khuyên thứ năm: Cải tiến cách ăn
Ngoài những điều đã nói ở trên về giảm muối, chống béo, giảm rượu, bỏ thuốc lá còn một số cách ăn nên cải tiến để phòng và chữa tăng huyết áp và cả bệnh tim mạch nữa.
Các chất béo
Mỡ và dầu đều là những thức ăn cho nhiều calo: 900 calo mỗi lạng mỡ thịt lợn, mỡ bò hay dầu lạc, dầu vừng. Vì vậy, muốn giảm cân nặng, chống béo cần hạn chế ăn cả mỡ lần dầu. Tuy nhiên, nói về tác hại đối với hệ tim mạch thì các loại dầu và mỡ rất khác nhau. Có những chất béo chứa nhiều acid béo bão hòa làm tăng cholesterol “xấu” nên gây vữa xơ động mạch nhiều hơn. Mỡ bò, mỡ cừu chứa tới 90% là acid bão hòa. Dầu dừa, dầu cọ cũng có hại như vậy mặc dù chúng là dầu từ thực vật và không chứa cholesterol.
Cũng có nhiều thức ăn cũng béo nhưng chứa tương đối ít acid bão hòa (dưới 40%) đó là những dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô. Những thức ăn này không gây những mảng xơ vữa trong lòng động mạch nên không có hại cho hệ tim mạch, thậm chí người ta còn thấy chúng “dọn sạch” bớt các mảng xơ đi. Đó là những thức ăn nên dùng. Dầu lạc ở vị trí trung gian có 70% acid bão hòa cũng tương đối tốt.
Các chất đường bột
Đây là những nguồn năng lượng chính của cơ thể, cần ăn đủ, nhiều qua sẽ sinh béo, tăng cân nhưng ít quá không đủ “ nhiên liệu” để sống và làm việc. Nhưng đường thì nên hạn chế vì có thể gây hại cho răng, tụy...
Các chất đạm
Thịt và cá, người tăng huyết áp không cần hạn chế, nhưng cá tốt hơn thịt đối với hệ tim mạch. Cả hai thức ăn đều không gây béo, trừ khi có lẫn nhiều mỡ. Các đạm thực vật cũng rất tốt, nhất là đạm trong đậu nành, trong lạc và các loại đỗ, gạo cũng chứa nhiều đạm tốt.
Rau và quả là những thức ăn rất tốt cho người bị tăng huyết áp, cùng các bệnh tim mạch khác.
Thay đổi chế độ ăn
Lời khuyên thứ sáu: Tăng vận động thể lực
Tập thể dục thể thao ai cũng biết là rất tốt cho những người khỏe mạnh. Nó làm cho người ta ăn ngon, ngủ ngon, thở được nhiều oxy và tinh thần luôn sảng khoái.
Hoạt động thể lực là nhân tố quan trọng nhất để sống lâu. Nhưng đối với người tăng huyết áp thì nên chú ý những điều sau đây:
- Tập vừa sức mình, vừa sức chịu đựng của hệ tim mạch. Nghĩa là khi thấy mệt, khó thở hoặc đau ngực thì nên ngừng.
- Mỗi buổi tập nên bắt đầu từ từ, thí dụ trước khi xuống nước bơi thì nên khởi động. Khi đã tập xong cũng không nên ngồi nghỉ ngay, mà nên đi ít bước hoặc chạy chầm chậm trước khi dừng hẳn. Khởi động từ từ và kết thúc cũng từ từ là điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cơ thể. Nên tập đều đặn.
Một số môn thể thao mà người tăng huyết áp nên chơi: đi bộ, đạp xe, chạy, bơi, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, khí công Yoga, thái cực quyển.
Những môn người tăng huyết áp không được tập là: tập tạ, lặn dưới nuocs lâu, leo núi...
Tăng vận động thể lực
Lời khuyên thứ bảy: Giữ tinh thần lạc quan
Các bác sĩ đều cho biết rằng khi suy nghĩ hoặc khi xúc động, huyết áp bao giờ cũng tăng lên. Người ta đã nghiên cứu huyết áp của 57 sinh viên trường y có huyết áp bình thường, phải thuyết trình 20 phút trước các thầy. Trước khi thuyết trình, huyết áp của họ là 125/70, nhưng khi bắt đầu thuyết trình huyết áp của họ vọt lên tới 160/90, có người lên đến 200/100. Thuyết trình xong huyết áp trở về con số cũ 120/70. Rõ ràng căng thẳng tinh thần đã đưa huyết áp lên cao.
Nếu những căng thẳng đó kéo dài hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần, huyết áp có thể cao thường xuyên, đó là bệnh tăng huyêt áp. Đối với những người huyết áp cao lúc bình thường, thì khi căng thẳng sẽ làm tăng huyết áp lên nhiều hơn nữa.
Vậy muốn phòng và chữa bệnh tăng huyết áp cần phải rèn luyện bản thân để biết cách đương đầu với các loại stress.
Giữ tinh thần lạc quan
Lời khuyên thứ tám: Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Dù theo đúng 7 lời khuyên nói trên, ở rất nhiều người huyết áp vẫn không trờ về bình thường, và do đó tất nhiên vẫn phải dùng đến thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Cùng tìm hiểu thêm các thông tin khác liên quan cùng http://nhathuoctructuyen.net nhé!