Tiêm ngừa là việc đưa kháng nguyên từ vaccine vào cơ thể giúp chống lại những tác nhân gây bệnh. Các bệnh có thể ngăn ngừa được từ vaccine thường là những loại bệnh nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng có thể tử vong. Để con có được hệ miễn dịch tốt nhất, cha mẹ hãy nên đảm bảo các mũi tiêm cho bé theo từng giai đoạn nhé!
Vai trò quan trọng của việc tiêm phòng cho trẻ.
Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể trước vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có hệ miễn dịch bẩm sinh chủ yếu được truyền từ cơ thể mẹ ở những tháng cuối thai kỳ và dinh dưỡng từ sữa mẹ. Tuy nhiên thời gian tồn tại của chúng khá ngắn, cần phải được bổ sung để tăng cường sức đề kháng thông qua các mũi tiêm phòng cho bé.
Các mũi tiêm là phương thức truyền vaccin chứa virus giảm động lực hoặc virus đã chết không có khả năng gây bệnh mà tạo ra kháng thể. Khi cơ thể gặp tác nhân gây bệnh, kháng thể sẽ nhanh chóng nhận diện và tạo ra hệ thống miễn dịch phòng ngừa những bệnh nguy hiểm như: bại não, bại liệt, lao phổi, đậu mùa,... Có thể nói sự ra đời của vaccine chính là bước phát triển đột phá của ngành y tế dự phòng, bảo vệ và cứu sống nhiều đứa trẻ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm.
Các mũi tiêm cần thiết cho bé theo từng giai đoạn
Giai đoạn sơ sinh
Từ lúc sinh ra cho đến khi 1 tuổi sức đề kháng của trẻ rất kém, dễ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các mũi tiêm cho trẻ từ lúc sinh ra cho đến khi một tuổi đều là những vaccine thực sự cần thiết không thể bỏ qua:
- Vaccine viêm gan B: Vaccine viêm gan B được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh và được tiêm nhắc sau đó.
- Vaccine lao (BCG): Tiêm 1 liều duy nhất trong vòng một tháng sau sinh.
- Vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván: Phòng chống ba căn bệnh nguy hiểm bạch hầu, ho gà và uốn ván đã từng bùng dịch nhiều nơi trên thế giới.
- Vaccine bại liệt: Phòng chống bệnh bại liệt do virus Polio gây ra.
- Vaccine Haemophilus influenzae týp B: Gây ra những bệnh lý nghiêm trọng: viêm màng não, viêm phổi, viêm khớp.
- Vaccine sởi: Phòng ngừa bệnh sởi - bệnh truyền nhiễm phổ biến cho trẻ.
- Giai đoạn từ 1 - 10 tuổi
Sau giai đoạn 1 tuổi, cha mẹ cần tiếp tục bổ sung thêm các mũi tiêm cho bé theo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 - 10 tuổi được quy định bởi Bộ Y tế. Ngoài ra, mỗi loại vaccine đều có số lượng mũi tiêm khác nhau, có loại sẽ tiêm nhắc lại sau một vài tháng sau đó. Nhưng cũng có loại sẽ tiếp tục tiêm mũi thứ 2 sau khi con 1 tuổi. Cha mẹ cần nên theo tuân thủ đúng lịch tiêm ngừa để đạt được hiệu quả kháng thể tốt nhất.
Lưu ý trước khi thực hiện tiêm phòng cho trẻ
Để việc tiêm ngừa đạt được hiệu quả tối ưu, tránh những trường hợp xấu xảy ra, cha mẹ cần lưu ý và thông báo ngay với bác sĩ khi gặp các trường hợp sau:
- Trẻ đang sốt hoặc từng sốt cao sau khi tiêm phòng.
- Thân nhiệt của trẻ hạ dưới hoặc bằng 35,5 độ.
- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển.
- Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.
- Trẻ có cơ địa nhạy cảm, nguy cơ cao dị ứng với thành phần vaccine cần được thử nghiệm trước.
Sau khi tiêm xong hãy ở lại 30 phút để theo dõi phản ứng sau khi tiêm của trẻ, nếu xảy ra hiện tượng co giật, sốt quá cao hãy thông báo ngay với y tá, bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Tiêm ngừa bằng vaccine là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho bé ngay từ khi mới chào đời. Nắm được thông tin về các mũi tiêm cho bé trong bài viết này phụ huynh hãy thực hiện đầy đủ để đảm bảo sức khỏe an toàn tuyệt đối cho trẻ. Đừng quên lựa chọn những địa chỉ tiêm ngừa uy tín, tham khảo và trao đổi rõ tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiêm