Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự phình giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở xung quanh hậu môn. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị giãn, phình ra.
Tĩnh mạch bị phình giãn gây bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ sẽ cảm thấy rất khó chịu mỗi khi bị trĩ. Đối với trường hợp bị trĩ mức độ nhẹ, bệnh trạng có thể được cải thiện rõ rệt qua chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu chất xơ. Vậy vai trò của chất xơ có lợi như thế nào đối với người bệnh trĩ, hãy cùng nhathuoctructuyen.net tìm hiểu nhé:
Chất xơ gồm các chất tạo thành vách tế bào và các chất dự, bài tiết bên trong tế bào. Các loại chất xơ thực phẩm tìm thấy trong rau củ, trái cây, các loại đậu hạt, ngũ cốc (nhất là ngũ cốc còn lứt, còn thô, chưa xát bỏ lớp cám bọc ngoài). Có 2 loại chất xơ:
Chất xơ rất có lợi cho người bị bệnh trĩ
1. Chất xơ không hòa tan:
Gồm hemicelluloses, cellulose và lignin, tạo nên những phần cấu trúc của thành tế bào thực vật. Chất xơ không hòa tan có trong cám gạo, cám lúa mì, cám bắp, hoa quả và rau củ, hạt quả, đậu khô …
2. Chất xơ hòa tan:
Gồm có pectin, chất gôm và chất nhầy, chủ thấy được tìm thấy bên trong các tế bào thực vật. Chất xơ hòa tan có trong các loại trái cây, rau củ, cám yến mạch, lúa mạch, đậu khô, đậu Hà Lan, sữa đậu nành và các sản phẩm khác của đậu nành.
Chất xơ không được cơ thể hấp thu nên không có giá trị như là một chất dinh dưỡng. Tuy vậy, chúng lại có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa và có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh tật nguy hiểm.
Vai trò quan trọng của chất xơ không hòa tan là làm tăng thêm số lượng lớn chất chứa trong ruột để ngăn ngừa táo bón, viêm đại tràng, bệnh trĩ. Chất xơ này còn có tác dụng kiểm soát và cân bằng các acid trong ruột, loại bỏ các chất độc hại có trong ruột trong thời gian nhanh hơn, phòng ngừa chứng viêm ruột thừa và ngăn chặn các yếu tố có thể gây ung thư ruột kết.
Vai trò chính của chất xơ hòa tan là hấp thụ cholesterol của thức ăn và muối mật rồi bài tiết ra ngoài, nên có tác dụng giảm mức cholesterol trong máu, giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Các chất pectin, chất nhầy, chất gôm còn có tác dụng khác như: làm cho ruột chậm hấp thu đường của thức ăn, nên rất tốt cho người bị đái tháo đường; bảo vệ niêm mạc ruột, nên có ích cho người bị viêm đại tràng, người bị táo bón; tạo cảm giác no đồng thời ngăn cản một phần khả năng tiêu hóa, hấp thu một số chất dinh dưỡng nên có ích cho người mập phì cần giảm số lượng thức ăn đưa vào cơ thể để giảm cân nặng.
Các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo nên dùng khoảng 20-25g chất xơ trong thực đơn mỗi ngày. Tức là phải dùng khoảng 400-500g rau củ mối ngày, cùng với các loại lương thực khác. Những người từ trước đã ít dùng chất xơ thì nên tăng dần từng ít một, không nên tăng quá nhanh một cách đột ngột sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Những người có tình trạng tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng cũng nên thận trọng với thực phẩm có nhiều chất xơ. Lượng chất xơ quá nhiều có thể gây trở ngại cho việc hấp thu một số chất như: canxi, kẽm, sắt, …
Một số thực phẩm có nhiều chất nhầy (chất xơ hòa tan) như: rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp, mướp hương, rau khoai lang, khoai mỡ, cà tím, thạch rau câu, sương sâm, sương sáo, vỏ hạt đười ươi, hạt é trắng (húng quế), thanh long, …
Chât nhầy của cây cỏ có có tính chất là phồng lên trong nước lạnh với sự tạo thành những khối đàn hồi hoặc các dung dịch nhớt, bị hòa tan trong nước nóng, khi gặp lạnh trở thành khối keo, rắn chắc, không vị.
Chính bởi tính chất này mà chất nhầy có tác dụng nhuận tràng: Khi giữ lại ở trong ruột, chúng ngăn không cho các chất chứa bên trong ruột rắn lại và tạo cho các chất nhầy này tăng thể tích và tạo nên một áp lực lên thành cơ quan (niêm mạc ruột), do đó mà tạo nên các vận động của nhu động ruột. Hơn nữa chất nhầy còn tạo ra một lớp bảo vệ trên niêm mạc, ngăn cản không cho các yếu tố kích thích như acid, muối, … đi tới chỗ viêm hoặc đau. Vì vậy, người ta dùng các vị thuốc có chất nhầy để giúp nhuận tràng và bảo vệ niêm mạc của ống tiêu hóa trong trường hợp táo bón, trĩ.
Theo: Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liêu TP.HCM