Mẹ đã biết bé 9 tháng tuổi cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?


Giai đoạn 9 tháng tuổi chính là thời gian mà bên cạnh việc bú sữa mẹ, trẻ cũng cần được ăn đa dạng 4 nhóm thực phẩm khác. Do đó việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở thời điểm này là hết sức quan trọng.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thực tế là rất lớn, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu càng cao, vì vậy trong năm đầu tiên của cuộc đời trẻ phát triển rất nhanh. Trẻ trung bình cân nặng gấp đôi khi 6 tháng tuổi và gấp ba khi được 1 năm tuổi, sau đó tốc độ tăng chậm dần cho tới khi trưởng thành. Trong 6 tháng đầu trẻ được khuyến nghị bú sữa mẹ hoàn toàn và nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của trẻ 9 tháng tuổi như sau:

Nhu cầu Protein: nhu cầu protein hàng ngày của trẻ vào tháng thứ 9 là khoảng 1,4g/kg vì nhu cầu phát triển của xương, cơ và các mô. Phụ huynh chú ý nên cho trẻ sử dụng protein có giá trị sinh học cao từ 70-85% như sữa, thịt, cá, trứng.

Nhu cầu Lipid: Lipid có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng lượng và các acid béo cần thiết cho quá trình hấp thu các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K). Nhu cầu lipid của trẻ 9 tháng tuổi còn phụ thuộc vào lượng chất béo trung bình có trong sữa mẹ và lượng sữa trung bình đứa trẻ bú được.

Nhu cầu Glucid: kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 8% glucid trong sữa mẹ là lactose rơi vào khoảng 7g/100ml sữa mẹ. Trong chế độ ăn 37% năng lượng của trẻ do glucose, lượng glucid trong bữa ăn của trẻ có thể thay đổi bởi các thức ăn bổ sung và khi nhu cầu năng lượng của trẻ thay đổi.

Nhu cầu Vitamin: đối với vitamin tan trong nước thì sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu cho trẻ khi người mẹ cũng ăn uống đầy đủ. Nhu cầu vitamin cho trẻ 9 tháng tuổi như sau:

  • Vitamin B1: 0,3 mg
  • Vitamin B2: 0,4 mg
  • Vitamin B3: 4,0 mg
  • Vitamin C: 30,0 mg
  • Vitamin A: trẻ mới sinh ra vitamin A được dự trữ ở gan phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của người mẹ. Đối với trẻ 1 tuổi nhu cầu vitamin A là 400 mcg/ngày
  • Vitamin D: trẻ em có sự phát triển nhanh của răng và xương nên lượng vitamin D vào khoảng 200- 400 IU/ngày.

Nhu cầu khoáng chất:

Calci rất cần thiết cho trẻ trong thời kỳ dưới 1 tuổi vì quá trình tạo mô xương và răng diễn ra rất nhanh, đòi hỏi lượng calci vào khoảng 400-600 mg/ngày.

Sắt: khi trẻ 9 tháng tuổi là vào giai đoạn ăn bổ sung, cần chú ý bổ sung thêm sắt từ các thực phẩm giàu sắt để trẻ phát triển đầy đủ.

Kẽm: có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và miễn dịch.

Khi trẻ từ 7-8 tháng cần cho ăn 2 bữa bột đặc mỗi ngày, cho đến 9 tháng thì cho trẻ ăn đủ 3 bữa. Nên cho trẻ ăn từ ít tới nhiều để trẻ làm quen dần với thức ăn mới. Bổ sung cho trẻ đảm bảo đủ các nhóm thức ăn để đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng.

Trẻ 9 tháng tuổi nên ăn như thế nào?

Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, phụ huynh vẫn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ngày với số lượng từ 710-950 ml. Nếu lượng sữa cung cấp cho trẻ dưới 473 ml mỗi ngày thì trẻ cần được bổ sung thêm vitamin D. Khẩu phần ăn dặm của trẻ sẽ được chuẩn bị thêm các loại thịt, rau, băm nhỏ.

Trẻ 9 tháng tuổi cũng là lúc sữa mẹ không còn dồi dào sắt nữa nên cần được bổ sung thêm thịt. Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng và bổ sung sắt tốt cho trẻ. Tương tự với các loại thức ăn khác thì phụ huynh cũng cần kiểm tra từng loại thịt trước khi đưa vào khẩu phần ăn cho trẻ. Chỉ nên cho trẻ ăn 1 loại thịt/lần, lượng thịt khoảng 3 muỗng canh/3 lần/ ngày, thịt được băm nhỏ. Lượng trái cây hoặc rau củ trong khẩu phần ăn của trẻ tăng lên 3 muỗng canh/ 3 lần/ ngày. Có thể bổ sung trứng trong 3-4 ngày mỗi tuần và nên ăn lòng đỏ cho đến khi trẻ được 1 tuổi.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ

Để lại bình luận

Scroll