TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

Đặc tính của thuốc trị cao huyết áp


Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ số huyết áp tốt nhất là 120/80mmHg, 120 là huyết áp tâm thu và 80 là huyết áp tâm trương. Khi chỉ số cao hơn 140/90 được gọi là tăng huyết áp. Mục đích của điều trị bệnh tăng huyết áp là giảm tối đa nguy cơ bị các biến chứng tim mạch và tử vong. Nên hạ huyết áp tích cực cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ít nhất là dưới 140/90mmHg và hạ thấp hơn nữa nếu người bệnh còn dung nạp được. Hạ huyết áp dưới 130/80 mmHg ở bệnh nhân có đái tháo đường, dưới 125/70 nếu có suy thận.

Khi huyết áp trở về bình thường người bệnh cần tiếp tục điều trị, không được ngừng điều trị vì sẽ nguy hiểm. Bệnh nhân tự ngưng điều trị sẽ bị tái phát huyết áp ở mức như trước khi điều trị hay thậm chí còn cao hơn và thời điểm này dễ xảy ra các biến chứng tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Có nhiều thuốc trị cao huyết áp đang được sử dụng ở nước ta, chia thành nhiều nhóm với một số đặc tính như sau:

Cơ chế tác dụng của thuốc hạ huyết áp

  1. Nhóm thuốc lợi tiểu:

Gồm có Hydroclorothiazid, Indapamid, Furosemid, Spironolacton, Amilorid, Triamteren...

Cơ chế của thuốc là làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, tức làm giảm sức cản của mạch ngoại vi, dẫn đến làm hạ huyết áp. Dùng đơn độc khi bị huyết áp nhẹ, có thể phối hợp với thuốc khác khi cao huyết áp nặng thêm.

Cần lựa chọn loại phù hợp do có loại làm thải nhiều kali, loại giữ kali, tăng acid uric trong máu, tăng cholesterol máu.

  1. Nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương:

Gồm có Reserpin, Methyldopa, Clonidin...

Cơ chế của thuốc là hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp.

Hiện nay ít dùng do tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.

  1. Nhóm thuốc chẹn alpha:

Gồm có Prazosin, Alfuzosin, Terazosin, Phentolamin...

Cơ chế của thuốc là ức chế giải phóng noradrenalin tại đầu dây thần kinh (là chất sinh học làm tăng huyết áp), do đó làm hạ huyết áp.

Có tác dụng phụ gây hạ huyết áp tư thế đứng, đặc biệt khi dùng liều đầu tiên.

  1. Nhóm thuốc chẹn beta:

Gồm có Propanolol, Pindolol, Nadolol, Timolol, Metoprolol, Atenolol, Labetolol, Acebutolol...

Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thể beta - giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, do đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp. Thuốc dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt lưng, ngực hoặc nhức nửa đầu.

Chống chỉ định đối với người có kèm hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm.

  1. Nhóm thuốc đối kháng calci:

Gồm có Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin, Felodipin, Isradipin, Verapamil, Diltiazem...

Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion calci không cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu, vì vậy gây giãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Dùng tốt cho bệnh nhân có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến chuyển hóa đường, mỡ trong cơ thể.

  1. Nhóm thuốc ức chế men chuyển:

Gồm có Captopril, Enalapril, Benazepril, Lisinopril, Perindopril, Quinepril, Tradola-pril...

Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym có tên là men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzym, viết tắt ACE). Nhờ men chuyển angiotensin xúc tác mà chất sinh học angiotensin I biến thành angiotensin II và chính chất này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp. Nếu men chuyển ACE bị thuốc ức chế (làm cho không hoạt động) sẽ không sinh ra angiotensin II, gây ra hiện tượng giãn mạch và làm hạ huyết áp. Thuốc hữu hiệu trong 60% trường hợp khi dùng đơn độc. Là thuốc được chọn khi bệnh nhân bị kèm hen suyễn (chống chỉ định với chẹn beta), đái tháo đường (lợi tiểu, chẹn beta).

Tác dụng phụ: làm tăng kali huyết và gây ho khan. Nguyên nhân do men chuyển ACE không chỉ xúc tác biến angiotensin I thành angiotensin II gây tăng huyết áp mà còn có vai trò trong sự phân hủy một chất sinh học khác có tên là bradykinin. Nếu ức chế men ACE, bradykinin không được phân hủy ở mức cần thiết, sẽ thừa và gây nhiều tác dụng, trong đó có ho khan.

  1. Nhóm thuốc mới ức chế thụ thể angiotensin:

Các nghiên cứu gần đây nhận thấy, thay vì ức chế men ACE, nghiên cứu tập trung vào cơ chế ngăn không cho angiotensin II gắn vào thụ thể của nó (angiotensin II receptors, type 1) nằm ở mạch máu, tim, thận, do đó sẽ làm hạ huyết áp. Vì thế, nhóm thuốc mới trị cao huyết áp hiện nay đang được ưa chuộng là nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (Angiotensin II receptors antagonists), bao gồm: Losartan, Irbesartan, Candesardan, Valsartan...

Nhóm này có tác dụng hạ huyết áp, đưa huyết áp về trị số bình thường, tương đương với các thuốc nhóm đối kháng calci, chẹn beta, ức chế men chuyển. Ðặc biệt, tác dụng hạ áp của chúng tốt hơn nếu phối hợp với thuốc lợi tiểu Thiazid. Lợi điểm của nhóm thuốc này là do không trực tiếp ức chế men chuyển nên gần như không gây ho khan như nhóm ức chế men chuyển, hoặc không gây phù như thuốc đối kháng calci.

Tác dụng phụ có thể gặp là chóng mặt, hoặc rất hiếm là gây tiêu chảy. Chống chỉ định của thuốc là không dùng cho phụ nữ có thai hoặc người bị dị ứng với thuốc.

 

Để lại bình luận

Scroll