Điều trị trầm cảm không phải là một việc đơn giản. Bên cạnh những thuốc men bổ trợ được bác sĩ có chuyên môn kê đơn, điều trị tâm lí là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị trầm cảm để giải tỏa những căng thẳng xung đột trong trí óc.
Giải pháp điều trị trầm cảm
Đánh giá tâm lý: để kiểm tra các dấu hiệu trầm cảm, bác sĩ tâm thần sẽ nói chuyện về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của các thanh thiếu niên. Bác sĩ có thể cho người bệnh điền vào một bảng câu để giúp trả lời những câu hỏi này.
Tư vấn tâm lý cũng là một chìa khóa để điều trị trầm cảm. Tâm lý trị liệu cũng được gọi là điều trị nói chuyện, tư vấn hay trị liệu tâm lý xã hội. Tâm lý trị liệu có thể được thực hiện bởi một trong các thành viên gia đình hoặc trong một nhóm.
Thông qua các phiên tư vấn thường xuyên, bác sĩ và người bệnh có thể tìm hiểu về những nguyên nhân của bệnh trầm cảm, tìm cách làm thế nào để xác định và thực hiện thay đổi những hành vi hay suy nghĩ không lành mạnh, tìm cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề. Tâm lý trị liệu có thể giúp lấy lại cảm giác hạnh phúc và kiểm soát hoặc giảm các triệu chứng trầm cảm như tuyệt vọng và giận dữ.
Liệu pháp hành vi là một trong những biện pháp điều trị hữu hiệu. Nó giúp người bệnh tự xác định những hành vi và suy nghĩ tiêu cực của mình, thay thế bằng những điều tích cực. Ngoài ra còn nhiều biện pháp điều trị tâm lí hiệu quả khác, được bác sĩ kết hợp để đạt được hiệu quả tốt.
Mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể đã được nghiên cứu và chứng minh trong nhiều thế kỷ. Để tránh hoặc điều trị trầm cảm cần làm cho tâm trí và cơ thể phải được hòa hợp.
Một số phương pháp để cải thiện triệu chứng trầm cảm có thể kể đến như châm cứu, yoga, thiền, hướng dẫn qua hình ảnh hay massage trị liệu. Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng còn giúp cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, sáng tạo, vui vẻ.
Hãy nhớ, những phương pháp điều trị trầm cảm không thể thay thế việc sống lành mạnh, yêu đời và có mục đích trong cuộc sống.
Xem thêm.
Những điều cần biết về trầm cảm tuổi teen