Bị cúm khi đang mang thai là một trong những nỗi lo sợ nhất của các mẹ bầu. Trong 3 tháng đầu, hễ miễn dịch của các mẹ bầu bị suy giảm nhiều, nhất là vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi rất dễ bị nhiễm cúm a. Vậy cúm a có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé.
Cúm a có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Cúm A là gì?
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A ( H1N1, H5N1 và H7N9 ) gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng, nhất là đối với phụ nữ mang thai.
Cúm A có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh cúm A, nếu bị nhiễm virus cúm A thì càng nguy hiểm hơn. Vì bệnh cúm A gây ảnh hưởng đến thai phụ và dẫn đến kết quả xấu cho thai nhi như: đẻ non, sẩy thai, sinh ra bị nhẹ cân, hoặc khó thở do viêm phổi, thiếu ôxy làm cho thai nhi bị suy trong tử cung. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thai nhi chết lưu, làm tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật.
Đối với thai nhi nếu người mẹ bị nhiễm cúm A, nhất là giai đoạn 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, thì dễ dẫn đến tình trạng thai dị dạng, bất thường như hở hàm ếch, sứt môi, thậm chí còn gây đẻ non, thai chết lưu, sẩy thai nếu bị mắc bệnh ở ba tháng cuối thai kỳ.
Cúm a có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu nên làm gì khi phát hiện bị cúm A?
Khi phát hiện có những triệu chứng của cúm như: sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau đầu, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, hắt hơi, ớn lạnh…điều quan trọng nhất là cần đi khám bác sĩ, để có kết quả khám và xét nghiệm chính xác nhất.
Vậy cúm a có ảnh hưởng đến thai nhi không? Chắc chắn bạn đã có câu trả lời qua bài viết này, hãy tìm hiểu thêm về cúm A để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con.