Nguồn cung cấp khoáng chất
5. Nguồn khoáng chất trong thực phẩm thế nào?
- Các chất khoáng phân phối không đều trong thức ăn. Các thực phẩm trong đố tổng lượng các ion K+, Na+, Ca++, Mg++ chiếm ưu thế được coi là nguồn các yếu tố kiềm. Thuộc loại này gồm có phần lớn rau lá, rau củ, quả tươi sữa và chế phẩm của các thực phẩm này.
- Các thực phẩm có tổng lượng các ion âm (S, P) chiếm ưu thế dẫn đến tình trạng toan của cơ thể sau quá trình chuyển hóa được gọi là thức ăn nguồn các yếu tố toan. Thức ăn thuộc loại này gồm có thịt, trứng , đậu, ngũ cốc.
- Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, nhuyễn thể, đậu đỗ, vừng, lạc và có ít trong sữa, ngũ cốc.
- Các yếu tố vi lượng như đồng, mangan, kẽm, nhôm, iot…có nhiều trong thịt, trứng, sữa, thủy sản.
- Nên tăng cường ăn các loại cua, tôm, tép giã nhỏ nấu canh để có nhiều đạm và canxi, hoặc chế biến các loại cá nhỏ bằng cách nấu nhừ như cá rô kho tương, kho nước mắm… để căn được cả thịt cá và xương cá, như vậy sẽ tận dụng được cả nguồn chất đạm và chất khoáng (canxi) của cá.
6. Thiếu chất khoáng sẽ gây ra bệnh gì?
- Gia tăng khả năng mắc các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng.
- Trầm cảm, lo âu
- Không tăng trưởng hoặc xương yếu
- Đau nhức bắp thịt, khớp xương.
- Rối loạn tiêu hóa như ợ chua, táo bón, buồn nôn.
7. Cần nạp chất khoáng vào cơ thể như thế nào?
Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ nhiều loại vi chất, vi lượng thiết yếu để duy trì sức khỏe và giải phóng nguồn năng lượng đủ cho hoạt động cả một ngày dài. Mỗi loại sẽ đảm nhận một chức năng khác nhau, giúp cơ thể và trí não hoạt động tốt.
Hầu hết, mọi người đều nghĩ ăn uống đầy đủ sẽ cung cấp đủ chất cho cơ thể mà ít biết rằng, một số thực phẩm có thể bị mất đi các vi chất, vi lượng cần thiết cho cơ thể do quá trình bảo quản, chế biến, sử dụng.
Theo Lương y Hoàng Duy Tân