* Nguyên nhân nào gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ?
- Trẻ em từ 0 – 6 tuổi: Ở lứa tuổi này, sức đề kháng lẫn hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây nên các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
- Do chế độ ăn không hợp lý: Ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt, lạp xưởng, xúc xích và những thích những đồ uống có ga, nước ngọt. Đây đều là những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể của trẻ đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa.
- Do dùng kháng sinh: Khi kháng sinh vào cơ thể, chúng không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng sinh thái đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
- Do biến chứng từ các bệnh khác: Viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản... có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi mắc những bệnh này, trẻ thường bị tiết ra đờm chứa vi khuẩn, thay vì khạc nhổ ra ngoài, trẻ lại nuốt dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.
* Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ?
- Tiêu chảy: Là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, khi bị tiêu chảy nhiều và kéo dài, trẻ rất dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
- Nôn trớ: Hay gặp đối với trẻ nhỏ khi đường tiêu hóa chưa hoàn thiện, tình trạng này sẽ hết khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện.
- Đi ngoài phân sống: Do mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột. Thông thường đường ruột của người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn, nó giúp cho quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ chất dinh dưỡng và thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường. Khi tỷ lên trên thay đổi do nguyên nhân nào đó, các vi khuẩn có lợi giảm xuống, vi khuẩn có hại tăng lên, gây nên tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.
- Táo bón: Rất hay gặp ở trẻ nhỏ vì hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, đặc biệt khi trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hoá: thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, hay các loại đạm nóng khó tiêu,.. Khi trẻ bị táo bón, trẻ dễ bỏ bữa, biếng ăn khiến cơ thể không hấp thu các chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển.
* Bố mẹ nên làm gì để phòng rối loạn tiêu hóa cho trẻ?
- Chọn chế độ ăn phù hợp:
+ Hạn chế những đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, bố mẹ nên tự tay nấu đồ ăn cho bé để đảm bảo thực phẩm sạch, đủ chất và an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ăn đồ ăn sẵn.
+ Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Các loại rau củ quả, ngũ cốc, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt đều là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Chúng đóng vai trò trong việc giữ và lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa để lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngoài.
+ Bố mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Việc cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong đường ruột.
- Rèn luyện thể chất mỗi ngày
+ Tập thể dục, vận động hàng ngày cũng có thể giúp trẻ ăn uống ngon miệng cũng như giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên bố mẹ lưu ý không nên cho trẻ vận động mạnh ngay sau khi ăn no.
+ Tránh gây căng thẳng, áp lực khiến trẻ ăn mất ngon, ức chế quá trình tiêu hóa và hấp thu. Cần tạo cho trẻ sự thoải mái và sự thích thú khi ăn.
- Vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn.
Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc trực tuyến về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, hy vọng sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn và biết cách chăm sóc cho bé. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với nhathuoctructuyen.net để nhận được những lời khuyên hữu ích.