Giãn tĩnh mạch thường là do vài yếu tố kết hợp lại với nhau, nếu chúng không phải là nguyên nhân thì là yếu tố thuận lợi khiến chứng giãn tĩnh mạch phát triển. Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ lại liên quan tới lối sống và thói quen.
Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch
Những yếu tố nguy cơ hay gặp nhất là:
Di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc chứng giãn tĩnh mạch thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 65-70% trẻ có bố mẹ (hoặc bên nội hoặc bên ngoại) giãn tĩnh mạch sẽ lại mắc bệnh này.
Hormon: Tỉ lệ mắc chứng giãn tĩnh mạch ở nữ giới cao hơn gấp 6 lần so với nam giới. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ phụ nữ dễ mắc chứng giãn tĩnh mạch hơn khi bị biến đổi hormon. Những biến đổi về tuần hoàn máu xảy ra trong quá trình mang thai cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện lần đầu tiên hoặc nặng lên ở giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, khi tử cung to lên và chèn ép các tĩnh mạch ở chân.
Thừa cân: Thừa cân nhiều gây sức ép cho các tĩnh mạch nông, làm chúng bị suy yếu. Nếu bạn thừa 20% trọng lượng cơ thể hoặc hơn bạn có nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch.
Đứng và ngồi: Những người mà công việc đòi hỏi họ phải đứng hoặc ngồi lâu cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh. Đứng lâu có thể khiến thành mạch bị yếu và ngồi lâu có thể làm cho các tĩnh mạch bị viêm nặng hơn.
Khiếm khuyết cơ thể: Giãn tĩnh mạch có thể biểu hiện như là hậu quả của dị tật ở bàn chân (bàn chân phẳng) hoặc dị tật của cột sống.
CÁC BIẾN CHỨNG: Viêm da, viêm tĩnh mạch và xuất huyết là những biến chứng có thể xảy ra nếu chứng giãn tĩnh mạch không được điều trị. Viêm da là tình trạng da nổi ban đỏ, có vảy hoặc ngứa da. Nó cũng có thể gây ra thay đổi màu sắc một vùng da thành màu nâu ở mặt trong của cẳng chân hoặc phía trên mắt cá chân. Một vết cắt hoặc trầy xước có thể khiến vết thương không lành được hoặc loét. Viêm tĩnh mạch có xu hướng hình thành tự nhiên hoặc từ vết thương. Mặc dù biến chứng này gây đau nhưng nó hiếm khi tiến triển thành các bệnh nặng. Tĩnh mạch giãn thì thành mạch bị mỏng đi chỉ gợn nhô lên dưới da. Va chạm hoặc trầy xước ở một tĩnh mạch lớn bị giãn có thể khiến chảy máu nặng. Các tĩnh mạch bị giãn chảy máu nhiều hơn tĩnh mạch bình thường vì áp lực trong các tĩnh mạch bị tổn thương cao bất thường. |