TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

Nguyên nhân và các biến chứng của cao huyết áp?


Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân và các biến chứng của cao huyết áp, từ đó giúp bạn và gia đình giữ sức khỏe tốt hơn.

1. Nguyên nhân của tăng huyết áp

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp là: tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

a.    Tăng huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp chưa rõ nguyên nhân)

-    Do hút thuốc lá.
-    Rối loạn chuyển hóa lipid.
-    Đái tháo đường.
-    Người cao tuổi trên 60 tuổi dễ bị tăng huyết áp.
-    Nam giới hoặc nữ giới đã mãn kinh.
-    Nghiện rượu bia, béo phì, ít vận động cơ thể hoạt động thể chất …    

b.    Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp chỉ là triệu chứng của những bệnh gây ra tăng huyết áp như:

-    Bệnh thận:  Viêm thận mạn, viêm thận cấp, suy thận…
-    Nguyên nhân nội tiết:  Hội chứng Conn, hội chứng Cushing…
-    Bệnh tim mạch: hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ: tăng huyết áp chi trên, chi dưới huyết áp lại thấp hơn…

2.  Các biến chứng của tăng huyết áp


Các biến chứng của tăng huyết áp chủ yếu xảy ra ở: tim, não, thận, mắt và mạch máu.

Biến chứng tăng huyết áp

Các biến chứng của tăng huyết áp

2.1 Biến chứng trên tim: suy tim, biến chứng mạch vành, nhồi máu cơ tim

a.    Suy tim: 
-         Nhiệm vụ của tim là: “bơm máu đi khắp cơ thể để cung cấp oxy và các chất cần thiết khác cho từng tế bào, đồng thời hút máu từ khoảng giữa các tế bào về tim.” Như vậy, suy tim là tình trạng quả tim không đủ khả năng làm nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể và hút máu về tim. Vì công việc của tim có vai trò sống còn đối với toàn cơ thể, nên khi tim đã suy, đã không cung cấp đủ oxy cho các cơ quan khác thì các cơ quan khác trong người cũng bị đói oxy. 

-     Khi suy tim còn nhẹ, các cơ quan đó chỉ bộc lộ suy chức năng của mình khi phải dối phó với những nhiệm vụ nặng nề, người bệnh chỉ thấy khó chịu, mệt mỏi khi phải gắng sức. Nhưng khi suy tim nặng, lúc nào bệnh nhân cũng thấy mệt mỏi, ngay cả khi nghỉ ngơi. Và khi suy tim đã đến giai đoạn cuối cùng, người bệnh không còn sức để thở nữa.

b.    Biến chứng mạch vành: bao gồm thiếu máu cơ tim im lặng, cơn đau thắt ngực: 

-    Đau thắt ngực là dạng bệnh nhẹ nhất trong các bệnh tim do thiếu máu cục bộ. Trong dạng bệnh này, các mảng xơ vữa chỉ làm hẹp các động mạch vành, có thể hẹp một hay nhiều nhánh nhưng chưa tắc hẳn.

c.    Nhồi máu cơ tim: 

Khi động mạch vành tim đã bị hẹp do các mảng xơ vữa, nếu có một cục máu đông hoặc mảnh lạ gì đó làm tắc một hoặc nhiều nhánh động mạch vành tạo thành tình trạng không có oxy ở các vùng cơ tim do các nhánh động mạch đó nuôi. Nếu tình trạng thiếu oxy nuôi dưỡng cơ tim kéo dài quá 5-6 giờ sẽ hình thành nhồi máu cơ tim (80% do các cục máu đông gây tắc, số liệu này có được là nhờ có việc chụp động mạch vành ở thời kỳ sớm). Như vậy, khi có nhồi máu cơ tim, tức là đã có một vùng tế bào cơ tim bị chết bởi các nhánh động mạch vành nuôi nó bị tắc. Người ta hay thấy tắc nhiều nhánh động mạch vành cùng một lúc. Cũng thật may mắn là không khi nào tắc cùng một lúc hoàn toàn các nhánh động mạch vành.

Biến chứng trên tim của tăng huyết áp

Biến chứng trên tim

2.2 Biến chứng trên não: cơn thiếu máu não thoáng qua, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, đột quỵ (tai biến mạch máu não) gồm nhồi máu não (nhũn não) và xuất huyết não (chảy máu não, đứt mạch máu não)

a.    Cơn thiếu máu não thoáng qua

-    Cơn thiếu máu não thoáng qua là tình trạng chức năng não bị suy giảm tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn (dưới 24 giờ) do thiếu máu nuôi.
-    Cơn thiếu máu não gây ra mất chức năng một vùng cơ thể được kiểm soát bởi phần não có liên quan.
-    Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể xảy ra một hoặc nhiều lần hoặc dẫn tới tai biến mạch máu não thực sự.

b.    Tai biến mạch máu não

-    Tai biến mạch máu não là tình trạng chết tế bào não xảy ra đột ngột do không có đủ máu nuôi. Khi máu đưa tới não bị giảm, oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng không cung cấp được cho não.

-    Hậu quả là chức năng não bất thường. Động mạch nuôi não có thể bị tắc hoặc vỡ ra làm cho sự tưới máu não trở nên ngưng trệ. Có rất niều nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não, được trình bày và thảo luận ở bên dưới. Tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ.

-    Triệu chứng thường nhất của tai biến mạch máu não là yếu hoặc liệt một bên cơ thể hoặc một vùng nào đó. Có thể mất một phần hoặc toàn bộ những cử động tự ý và cảm giác ở chân, tay. Đột quỵ cũng có thể gây ra khó nói hoặc yếu cơ mặt làm chảy nước dải, tê hoặc đau nhói ở chân, cánh tay hoặc ở mặt thì rất thường gặp khi tai biến mạch máu não tác động đến vùng đáy não có thể gây ảnh hưởng đến thăng bằng, thị giác và chức năng nuốt…

Biến chứng trên não của tăng huyết áp

Biến chứng trên não

2.3 Biến chứng trên thận: Gây bệnh thận và cuối cùng là suy thận

-    Suy thận mạn là tình trạng diễn biến suy chức năng thận rất chậm. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tiểu đường, cao huyết áp hoặc viêm cầu thận cấp. Cần kiểm soát huyết áp, đường huyết, chế độ ăn hạn chế đạm để khống chế bệnh.
-    Ban đầu người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, giảm năng lực, mất ngủ, sua đó là chán ăn, buồn nôn, nôn ói…
-    Để lâu sẽ dẫn đến các triệu chứng tim mạch như viêm màng ngoài tim, suy tim, sung huyết và cao huyết áp. Đồng thời, người bệnh sẽ bị thiếu máu và dễ đông máu, thần kinh mệt mỏi, mất tập trung, mất ngủ, lú lẫn bị hôn mê.

2.4 Biến chứng trên mắt: bệnh võng mạc do tăng huyết áp, hậu quả là mù

Trong bệnh tăng huyết áp, soi đáy mắt là một việc hết sức cần thiết vì chỉ có ở mắt người ta mới thấy rõ hình ảnh trực tiếp của các mạch máu trên cơ thể con người. Toàn bộ những biểu hiện thay đổi ở võng mạc và đĩa thị giác do bệnh tăng huyết áp được gọi là bệnh võng mạc do tăng huyết áp.

2.5 Biến chứng trên mạch máu: Xơ vữa động mạch

-    Động mạch là những ống đưa máu từ tim đi cung cấp oxy và chất bổ cho toàn cơ thể, khác với tĩnh mạch là các ống đưa máu về tim.
-    Ở người bình thường trẻ tuổi mặt trong các động mạch nhìn nhẵn bóng, còn các động mạch bị xơ vữa mặt trong nhìn thấy những chỗ nổi lên , đó là những mảng xơ vữa.
-    Những động mạch hay bị xơ vữa hơn cả là động mạch vành, động mạch cảnh, động mạch chi: gây nên các bệnh tương ứng là bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch não, biến động.

Biến chứng trên mạch máu của tăng huyết áp

Biến chứng trên mạch máu

Cùng tìm hiểu các thông tin về sức khỏe khác liên quan tại http://nhathuoctructuyen.net/ nhé!

Để lại bình luận

Scroll