Nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em phải làm sao?


Trong các bệnh nhiễm khuẩn có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em, ngoài nhiễm khuẩn đường hô hấp còn phải kể đến nhiễm trùng tiêu hóa. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tiêu hóa? Khi nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em phải làm sao? Cách thức phòng bệnh và chăm sóc khi trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

                  

Nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em

Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em

- Bệnh nhiễm trùng tiêu hóa cấp tính với các đặc điểm điển hình như: tiêu chảy, mệt mỏi, đau bụng, sốt, buồn nôn.

- Thời kỳ ủ bệnh thường bắt đầu từ 2- 5 ngày, cũng có thể từ 1- 10 ngày, tùy theo thể trạng của từng trẻ.

- Khi nhiễm trùng, trẻ đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với chất nhầy và có bạch cầu.

- Những trẻ không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng 2- 7 ngày.

Nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em

Khi bị nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em thì cần có chế độ ăn uống hợp lý

- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.

- Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp khẩu vị của trẻ.

- Cần nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, giàu dinh dưỡng như: súp, cháo, sữa, nước trái cây.

- Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm như: các hạt nảy mầm, giá đỗ để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.

- Cho trẻ uống nhiều nước: bù nước và điện giải oresol, nước hoa quả tươi.

- Khi trẻ bớt bệnh cần tăng thêm bữa ăn, và ăn như bình thường.

- Nếu trẻ còn bú mẹ, nên tăng thêm bữa bú và thời gian bú, nếu trẻ không bú được thì hút sữa ra rồi cho trẻ uống.

Nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em

Để phòng bệnh cho trẻ, cần ăn chín, uống sôi, chỉ uống sữa đã tiệt trùng. Và nhất là nên cho trẻ tránh xa vật nuôi bị ốm. Nếu bị nhiễm trùng tiêu hóa trẻ em, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị bệnh chính xác hơn.

Scroll