Mẹ có biết nụ hôn có thể gây nguy hiểm cho bé? Các chuyên gia Y tế đã cảnh báo các bà mẹ và người lớn không nên hôn trẻ sơ sinh vì trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi hệ miễn dịch của bé chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng rất kém nên rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn truyền nhiễm, là mối đe dọa cho sức khỏe của trẻ.
Đó là lý do tại sao các mẹ không nên cho khách hoặc người lạ hôn con, đặc biệt là hôn ở miệng và má. Mẹ nên cảnh giác với các trường hợp sau:
Không cho người da bị lở loét hôn trẻ
Virut HSV có thể lây lan qua nước bọt. Nếu mẹ có một vết lở loét ở miệng, việc hạn chế tiếp xúc với con bằng miệng hoặc hôn con là vô cùng cần thiết. Tương tự, hãy áp dụng quy tắc phòng bệnh lây qua đường miệng này với bất kỳ ai muốn tiếp xúc với con.
Vệ sinh tay trước khi bế hoặc chơi với trẻ
Hãy khéo léo yêu cầu gia đình và bạn bè vệ sinh tay trước khi bế em bé. Bản thân các mẹ cũng vậy vì người mẹ là người tiếp xúc với em bé thường xuyên nhất. Các mẹ có thể luôn đặt một lọ gel vệ sinh tay khô ở phòng khách và gợi ý cho vị khách của mình dùng trước khi bế em bé. Đây là cách làm lịch sự, các mẹ không nên e ngại và áp dụng cách này để bảo vệ sức khỏe của con.
Không tiếp xúc với người bị ốm, cúm, mắc bệnh ngoài da
Bất kể khi nào có người muốn tiến lại gần con bạn, hãy nhớ đến quy tắc tránh tiếp xúc trực tiếp lên hàng đầu, nhất là khi vị khách đó có biểu hiện ốm, cảm cúm hay mắc bệnh ngoài da. Và hãy nhớ virut gây bệnh không những chỉ lây qua đường nước bọt, qua da mà còn qua niêm mạc nữa.
Các trường hợp mẹ không nên hôn con
Khi trang điểm
Cho dù là sử dụng kem nền, son môi, phẩn phủ hay chỉ kẻ mắt thì cũng chắc chắn sẽ chứa chì, thủy ngân hoặc các hóa chất khác. Các chất độc hại này có khả năng xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh thông qua nụ hôn, gây ra viêm da tiếp xúc, nhiễm độc chì mãn tính và các bệnh khác. Bộ Y Tế Hoa Kỳ đã báo cáo nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm độc chì vì liếm lớp phấn trên gương mặt mẹ. Chính vì vậy, người mẹ nên tránh tranh điểm quá đậm, tiếp xúc với con cần tẩy trang trước khi bế bé. Dù sao, trong mắt con trẻ, một người mẹ không cần phấn son vẫn đã quá xinh đẹp
Khi mẹ bị cảm lạnh
Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm vi-rút cúm, viêm phế quản gây ra, viêm phổi, viêm tai giữa thuyên tắc hoặc hợp nhất viêm não, viêm cơ tim. Do đó ngay cả khi chỉ có các triệu chứng cúm nhẹ, hay đau đầu nhẹ, đau họng… người mẹ cũng nên mang khẩu trang ở nhà, tránh sự tiếp xúc thân mật với em bé.
Khi bị bệnh răng miệng
Khi người mẹ mắc bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm tủy răng, sâu răng…đôi môi và khoang miệng sẽ có rất nhiều vi khuẩn tồn tại.
Nếu mẹ hôn em bé, các vi khuẩn sẽ theo nụ hôn vào miệng của bé, khiến trẻ cũng mắc bệnh răng miệng hoặc nặng hơn là những biến chứng khó lường khác.
Khi da bị nhiễm Herpes
Virus herpes simplex có thể lây lan thông qua đường hôn. Tuy virus này không gây tổn hại rất nghiêm trọng cho người lớn, nhưng nó có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Nếu cha mẹ phát hiện thấy ở mặt, môi, mắt, tay và chân và các bộ phận khác của cơ thể những hạt mụn nước có kích thước to nhỏ khác nhau xuất hiện, số lượng ít hoặc thậm chí thành chùm, và kèm theo sốt thì có thể cha mẹ đã bị nhiễm virus herpes simplex. Khi bị nhiễm virus, cha mẹ cần chữa khỏi hoàn toàn các triệu chứng, trong thời gian đó nên tránh tiếp xúc với em bé, không nên hôn em bé.
Tiêu chảy
Tiêu chảy mặc dù là bệnh truyền nhiễm đường ruột, nhưng các vi khuẩn chẳng hạn như E. coli, hay Helicobacter pylori gây bệnh, cũng bắt nguồn từ miệng vào ruột. Vì vậy, nếu người mẹ bụng dạ không được tốt thì cũng nên tránh hôn em bé, nếm thức ăn của con. Những hành động này có thể làm tăng nguy cơ em bé bị bệnh tiêu chảy.
Vì thế, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên cả nể để người lớn khi đến thăm, bế là cọ mũi, hôn môi trẻ. Hãy mạnh dạn chia sẻ mong muốn không muốn cho trẻ tiếp xúc gần. Thay vì hôn miệng, hôn má có thể hôn lên tóc, lên tay trẻ.
Ngay cả người lớn khi đi ngoài đường về, sau khi chế biến đồ ăn, dọn vệ sinh, giặt tã... cũng cần rửa tay thật sạch trước khi bế trẻ để phòng nguy cơ lây bệnh cho trẻ.