Nước ăn chân là một bệnh khá phổ biến ở nước ta, nhất là trong mùa mưa, lũ, vùng bị ngập nước kéo dài mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước.
Nhận biết bệnh
Nhận biết nước ăn chân
Dân gian quen gọi là “nước ăn chân”. Thực ra, thủ phạm gây bệnh là các nấm Epidermophyton flocosum, Trichophyton, Dermatophylosis đôi khi là Micrsporum, Candia albicans. Hay gặp ở người thường xuyên tiếp xúc nước hoặc môi trường ẩm ướt (rửa bát đũa ở nhà hàng) người làm việc trên ruộng nước, dưới hầm mỏ, vận động viên bơi lội, người thường xuyên đi giày kín, người ra nhiều mồ hôi chân. Có nhiều thể, thể nào cũng cơ ngứa nhẹ hay dữ dội, có khi kèm theo viêm bạch mạch, viêm tĩnh mạch, kèm theo nhiễm khuẩn lở loét. Thường dai dẳng hay tái phát.
- Thể viêm kẽ: bắt đầu ở kẽ giữa ngõn chân thứ ba thứ tư, với các vết nứt, da trắng bợt, chảy nước hôi hám, rồi lầy sang kẽ ngón chân khác, lan ra mu chân.
- Thể tróc vẩy khô: ở cạnh, lòng bàn chân, gót chân có những mảng nhỏ hay lớn da dày, màu đỏ, bên trên phủ đầy vảy.
- Thể mụn nước: ở rìa, lòng bàn chân nổi những đám mụn nước sâu, nhỏ bằng đầu ghim, liên kết vơi nhau thành bong bóng nước lớn.
Cách chữa bệnh
Các nấm gây bệnh thường phát triển trong môi trường nước, ẩm. Phải kết hợp dùng thuốc với giữ cho da sạch, khô mới chữa khỏi, tránh tái phát. Trong điều trị, đặc biệt ở giai đoạn cấp, nên nghỉ hẳn việc tiếp xúc với môi trường nước, ẩm. Trong dự phòng, nếu vì điều kiện nghề nghiệp phải tiếp xúc môi trường nước, ẩm thì ngay sau khi xong việc phải rửa sạch, lau khô. Nên đi dép thoáng, chỉ đi giày kín khi cần thiết, chú ý thay tất, luộc tất, dùng formol diệt nấm ở giày.
Rửa sạch chân, lau khô để phòng nước ăn chân
Dùng các dung dịch, mỡ, hồ kháng nấm như dung dịch Jarisch, mỡ kẽm oxyd, hồ Brocp; hay dùng là dung dịch BSI (có acid benzoic, acid salicylic, iod). Dùng lá trầu không hoặc búp ổi (vò nát, xát nhẹ) hoặc nước kim ngân đục, dung dịch thuốc tím 0,01% (ngâm chân) rồi lau khô, rắc bột hàn the vào chỗ tổn thương.
Dùng mỡ, cream kháng nấm ketoconazole, ticonazol
Cần phải lau sạch khô chỗ thương tổn rồi mới bôi. Bôi mỗi lần từng ít một, thành lớp mỏng. Không nôn nóng dùng liều cao (bôi nhiều lần, uống tăng liều) nhưng lại phải dùng đều đặn, không bỏ dở. Dùng theo trình tự: trong giai đoạn cấp (có bội nhiễm, lở loét, rỉ nước vàng) ngâm dung dịch diệt khuẩn, uống kháng sinh. Đến giai đoạn khô (giảm nhiều hoặc hết lở loét, nước rỉ) ngâm dung dịch diệt khuẩn, uống kháng sinh. Đến giai đoạn khô (giảm nhiều hoặc hết lở loét, nước rỉ) dùng kháng nấm bôi kêt hợp với uống. Với những thuốc dễ gây kích ứng BSI nên dùng từng ít một, trong giai đoạn, thì người bệnh đỡ bị buốt. Khi thương tổn đã lành phải diều tị duy trì ít nhất là một tuần thuốc uống.
- Thuốc uống:
Dùng các kháng nấm phổ rộng itraconazol, ketoconazole kéo dài 3-4 tháng. Ví dụ: với itraconazol viên 200mg đợt đầu 21 ngày, mỗi ngày 2 viên, sau đó đến tháng thứ hai, thứ ba mỗi tháng chỉ dùng một tuần đầu tháng theo liều trên. Nếu có viêm móng thì bóc móng, uống gricin từ 3 – 6 tháng.
Dùng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu theo hướng dẫn của thầy thuốc.