TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

Phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em


Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em làm giảm sức đề kháng, cơ thể dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển, học tập của trẻ. Vì vậy việc phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ cần phải quan tâm đặc biệt.

Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ

Đây là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp so với hàm lượng bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo như: Sắt, đồng, acid folic...

Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng trẻ em chủ yếu do:

  • Không cung cấp đủ chất sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân gây nên thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em.

  • Do nhu cầu sắt: Trẻ em là lứa tuổi lớn nhanh nên nhu cầu sắt cao. Trẻ sinh đủ tháng có dự trữ sắt tốt sẽ được đáp ứng cho tới 6 tháng đầu đời. Sau khoảng thời gian này, bắt đầu có sự thiếu hụt sắt nên phải bổ sung thêm sắt qua thức ăn.
  • Phụ nữ có thai cần có đủ sắt để phát triển của thai, nhau thai. Phụ nữ cho con bú nếu thiếu sắt sẽ gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
  • Mất máu khi nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Mất máu khi nhiễm ký sinh trùng đường ruột sẽ gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em. Giun móc là ký sinh trùng chủ yếu gây nên tình trạng này vì nó gây mất máu đường tiêu hóa và gây thiếu sắt.

Nhận biết thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ

Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ thường âm thầm, gây khó khăn trong phòng chống bệnh này ở cộng đồng. Một số biểu hiện chủ yếu của thiếu máu dinh dưỡng nhẹ ở trẻ thường là:

  • Da xanh, niêm mạc nhợt
  • Trẻ kém hoạt bát, thường học kém, hay buồn ngủ
  • Khi bị thiếu máu nặng, trẻ có khó thở, hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác.
  • Với phụ nữ mang thai, thường biểu hiện da xanh, lòng bàn tay nhợt nhạt, lưỡi có hạt sắc tố đỏ sẫm, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập mạnh, khó thở.

Phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em

Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ. Do vậy, để phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em cần:

  • Uống viên sắt: Đối với trẻ em, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non việc bổ sung viên sắt cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Phòng chống giun sán: Cần vệ sinh môi trường, cá nhân và gia đình thường xuyên. Ăn chín uống sôi, tẩy giun theo định kỳ.
  • Tăng khẩu phần ăn: Ăn nhiều thức ăn có chứa sắt và dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, thủy sản,...và các thức ăn giàu vitamin C như rau xanh, quả chín.
  • Tăng khẩu phần ăn: Ăn nhiều thức ăn có chứa sắt và dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, thủy sản,...và các thức ăn giàu vitamin C như rau xanh, quả chín.
  • Phòng chống thiếu máu cho người mẹ: Để phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trước hết phải phòng chống thiếu máu cho người mẹ, vì khi còn là thai nhi, em bé nhận chất sắt từ mẹ để phát triển và dự trữ cho 6 tháng đầu. Đồng thời, trẻ tiếp tục nhận chất sắt qua nguồn sữa mẹ. Cho trẻ bú sớm, bú đủ và kéo dài là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em.

Để phòng chống và cải thiện tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho con.

Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ.

 Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

Để lại bình luận

Scroll