Thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng ở mọi độ tuổi sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần. Do vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng.
Nguyên nhân thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng
Mỗi độ tuổi và đối tượng sẽ có nguyên nhân thiếu máu, thiếu sắt khác nhau
Sắt có vai trò rất quan trọng đối với chức năng của cơ thể. Sắt cấu tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan; tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin - sắc tố hô hấp của cơ; tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme hệ miễn dịch, tham gia vào chuyển vận chuyển điện tử để tạo năng lượng trong hầu hết các loại tế bào. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thiếu máu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi.
Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất sắt: Ăn kiêng, ăn chay, ăn không cân đối giữa các chất.
Nhu cầu cần cung cấp chất sắt cho cơ thể nhiều hơn so với bình thường: trẻ em trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Một nguyên nhân rất quan trọng khác là tình trạng mất máu rỉ rả kéo dài vốn rất phổ biến nhưng không được chú ý. Bao gồm các phụ nữ có tình trạng kinh nguyệt kéo dài (về lượng kinh hoặc ngày kinh), các trường hợp viêm loét dạ dày hoặc các khối u đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng... Nhóm nguyên nhân này chiếm phần lớn các ca thiếu máu thiếu sắt gặp ở phòng khám và cần được phát hiện, điều trị cả vấn đề thiếu sắt lẫn nguyên nhân bên dưới.
Nhiều trường hợp chỉ có thiếu sắt mà không có thiếu máu dẫn đến bị bỏ sót ở lâm sàng, thực tế bệnh nhân vẫn trải qua đầy đủ các triệu chứng tương tự thiếu máu nhưng không rõ nguyên nhân vì công thức máu không thể hiện bất thường, cho tới khi họ được làm định lượng ferritin (trong khi phần lớn lại dùng định lượng sắt huyết thanh – vốn dĩ là chỉ số không đúng trong đánh giá thiếu sắt). Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt (hiếm gặp) khác liên quan đến các rối loạn hấp thu, vận chuyển, phân phối sắt...
Biểu hiện của thiếu máu, thiếu sắt
Tóc rụng, mệt mỏi, xanh xao là biểu hiện của việc thiếu máu, thiếu sắt
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu, thiếu sắt thường xảy ra từ từ, khó nhận biết. Tùy thuộc vào độ nặng của thiếu sắt mà sẽ có một số hoặc tất cả các dấu hiệu sau:
- Da thường xanh xao ở lòng bàn tay bàn chân, vành tai, niêm mạc họng,...
- Tóc khô, dễ gãy rụng, bạc
- Móng tay khô, mất bóng, có khía
- Khả năng vận động yếu, chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ.
- Thường xuyên đau đầu, đặc biệt vào ban ngày
- Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt nặng có thể dẫn đến hoa mắt chóng mặt, hụt hơi khi gắng sức, khó thở khi nô đùa, vận động mạnh.
- Sút cân, rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy giảm
Tác hại của thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng
Tác hại của thiếu máu ở mỗi đối tượng là khác nhau
Thiếu sắt, thiếu máu gây ra những hệ lụy không mong muốn. Một số tác hại của thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng gồm:
- Đối với trẻ em: Tăng khả năng thiếu máu trong suy dinh dưỡng; khiến cho hệ miễn dịch của trẻ em yếu (dễ mắc các bệnh về đường ruột); hoạt động thể chất, trí tuệ kém; mất ngủ, kém tập trung, dễ bị kích thích.
- Đối với thiếu nữ: Thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng làm trí nhớ, nhận thức suy giảm; sức khỏe giảm sút, dễ bị thiếu máu trầm trọng khi mang thai.
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu dễ sảy thai, sinh non; người mẹ dễ bị tăng huyết áp và tai biến sản khoa khi sinh. Phụ nữ cho con bú thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ khả năng chăm con tốt; đặc biệt trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng.
- Đối với nam giới: Cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe sinh sản giảm sút.
- Đối với người lao động: Người lao động bị thiếu máu, thiếu sắt thường dễ mệt mỏi, khả năng và năng suất lao động thấp.
- Đối với người già: Thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng ở người già làm nặng thêm căn bệnh mất trí nhớ.
Nhìn chung chất lượng sống bị giảm sút rõ rệt, nhiều bệnh nhân trải qua triệu chứng trong rất nhiều năm (đến nhiều chục năm) trước khi được nhận biết và can thiệp y tế.
Phòng ngừa thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng
Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt, phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu
Từ những tác hại của thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng, mọi người cần chủ động phòng tránh tình trạng này bằng cách:
- Bổ sung sắt bằng viên uống sắt theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao.
- Vệ sinh môi trường, cá nhân và gia đình thường xuyên sạch sẽ.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Ăn chín, uống sôi; ăn thức ăn có chứa nhiều sắt và chất dinh dưỡng như thịt, phủ tạng, trứng, cá, thủy sản,... và thức ăn giàu vitamin C.
- Tẩy giun định kỳ.
- Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung sắt
Tham khảo thêm sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ em và người lớn tại: https://nhathuoctructuyen.net/special-kid
Cần tư vấn về sản phẩm hoặc hỗ trợ tư vấn sức khoẻ vui lòng liên hệ Hotline 0944925915