Tại sao cần chống nắng cho da mặt?


Tuy mới đầu mùa hè, nhưng chúng ta đã phải trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm khiến cho việc bảo vệ, che chắn cơ thể trước tác động trực tiếp của ánh nắng đã trở nên cấp thiết cho tất cả mọi người.

Chúng ta không hề hiếm gặp những hình ảnh các bà, các cô, các chị em ra đường quần áo, khẩu trang, kính mắt kín mít như thế này.

Cách chống nắng cho da được chị em tin dùng ngày hè

Cách chống nắng cho da được chị em tin dùng ngày hè

Tuy nhiên cách chống nắng này đã đủ chưa? Có hiệu quả không? Tác hại của tia cực tím đối với da như thế nào? Và tại sao cần sử dụng kem chống nắng cho da, đặc biệt cho da mặt?

Hôm nay nhathuoctructuyen.net sẽ giải đáp cho các bạn các câu hỏi này.

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu về tác hại của các bức xạ UV (tia cực tím) đối với làn da.

Tia cực tím là gì? Chúng gây hại gì cho da?

Quang phổ ánh sáng điện từ trong vùng mắt người có thể nhìn thấy (ánh sáng) có bước sóng trong khoảng 390 – 750 nm. Bước sóng 750 nm ứng với ánh sáng đỏ, đầu dưới là bước sóng 390 nm ứng với ánh sáng tím. Tia cực tím có thể hiểu là những tia có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím, trong khoảng 200 nm đến 380 nm, có tên gọi là tia UV (tiếng Anh là Ultraviolet). Ánh nắng mặt trời có thành phần là UVA, UVB và UVC, trong đó:

  • UVC: Tham gia phản ứng tạo tầng Ozon, đã hấp thu hết ở tầng này.
  • UVA: phần lớn thành phần của tia nắng là UVA, dễ dàng xuyên qua các lớp quần áo, kính,… để tác động sâu vào da, ảnh hưởng tới collagen và elastin là các tế bào liên kết. Hậu quả là phá vỡ cấu trúc bình thường của da, khiến da bị sạm, nám, tàn nhang, mụn hay nhăn da,…
  • UVB:  chỉ chiếm 1-5% trong thành phần tia nắng chiếu xuống do bị tầng Ozon ngăn lại. Tia này tác động trực tiếp trên bề mặt da, tuy có tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin D của cơ thể nhưng chỉ vào buổi sáng sớm. Do tác động trực tiếp lên da, tia UVB khiến da sạm đen, kích thích sắc tố Melanin gây ra các tổn thương trên da.

Nhìn chung cả 2 loại tia UVA và UVB đều rất có hại cho làn da, tiếp xúc nhiều mà không được bảo vệ có thể gây biến đổi AND, thậm chí ung thư da.

Vậy khi tìm hiểu được về tia cực tím, bạn cũng đã đồng thời được giải đáp cho câu hỏi các phương tiện, vật dụng chống nắng như mũ, áo, kính,… là cần nhưng chưa đủ  phải không nào?

Tại sao cần sử dụng kem chống nắng cho da, đặc biệt cho da mặt?

Đây là hình ảnh theo nghiên cứu của Medical Daily cho thấy làn da của bạn thật sự khi chịu tác động của tia cực tím so với làn da bạn nhìn thấy:

Làn da thật sự so với da mặt bạn nhìn thấy

Làn da thật sự so với da mặt bạn nhìn thấy khi chịu tác động của tia cực tím

Do quần áo, mũ nón, kính,… là chưa đủ để cản được các tia UV, lời khuyên là các bạn nên trang bị cho mình một loại kem chống nắng phù hợp với từng loại da, đặc biệt là da mặt.

Một số lưu ý về kem chống nắng:

  • SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số biểu thị mức độ chống nắng mà kem chống nắng có, chỉ số này cao hay thấp phản ánh khả năng bảo vệ da của sản phẩm chống nắng mạnh hay yếu trước tia UVB. Vì trước đây người ta nghĩ tia UVA không gây hại nên chỉ để tâm đến chỉ số chống tia UVB.
  • PA (Protect Grade) nghĩa là có khả năng lọc tia cực tím UVA.

PA+       Bảo vệ khỏi tia UVA (40-50%)                                   

PA++     Bảo vệ khỏi tia UVA cao (60-70%)

PA+++  Bảo vệ khỏi tia UVA hoàn hảo (90%)

  • Có 2 loại kem chống nắng trên thị trường:

- Sunblock (chống nắng vật lý): che chắn tia cả tia UVA và UVB, có tác dụng như một bức tường cản lại tác động của tia UV. Thành phần tạo tác dụng này của Sunblock là các chất Zinc Oxide hoặc Titanium Oxide (chú ý: Zinc oxide an toàn hơn titanium dioxide). Các chất này đều không hấp thụ vào da vì chúng chỉ nằm trên bề mặt da. Vì vậy, khi thoa kem chống nắng dạng này bạn phải thoa 1 lớp kem dày hơn và đều khắp bề mặt da. Ưu điểm là sunblock bảo vệ rất lâu nên ít phải thoa lại nhiều lần, nhược điểm nhỏ của sunblock là trông thấy rõ khi thoa lên da khiến da thiếu tự nhiên.

- Sunscreen (chống nắng hóa học): hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thu rất tốt tia UVB, nhưng thường chỉ lọc được một phần UVA. Ưu điểm: Độ thẩm thấu cao, lớp kem Sunscreen mỏng nhẹ nên khi thoa lên da nhìn tự nhiên hơn Sunblock. Tuy nhiên, kem không bám bền trên da nên bạn phải thoa lại sau 2 – 3 giờ. Một điều đáng lưu ý là vì Sunscreen có nhiều chất nên các bạn có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng. Ưu điểm: lớp kem Sunscreen mỏng nhẹ nên khi thoa lên da nhìn tự nhiên hơn Sunblock. Tuy nhiên, kem không bám bền trên da nên bạn phải thoa lại sau 2 – 3 giờ, thêm vào đó, Sunscreen có nhiều chất hóa học nên các bạn có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng.

 

Làn da khỏe đẹp do được bảo vệ trước nắng nóng

Làn da khỏe đẹp do được bảo vệ trước nắng nóng 

Tùy theo đặc điểm của da và hoàn cảnh sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp.

Chúc bạn luôn có làn da khỏe đẹp sau những ngày nắng nóng!!!

Để lại bình luận

Scroll