TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

TĂNG HUYẾT ÁP VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


Như chúng ta đã biết, tăng huyết áp (THA) đang là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay trên thế giới và cả ở Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp bệnh THA vào nhóm “bệnh dịch (do sự gia tăng nhanh chóng) không lây”. Có thể thấy rõ điều này ngay tại nước ta khi những năm 60, tỉ lệ THA chỉ chiếm 1,6% dân số nhưng hiện nay đã chiếm trên 25% dân số người > 18 tuổi ( theo phân hội THA Việt Nam). Tỉ lệ này tương đương các nước đang phát triển và là nguy cơ báo động đỏ. Trước diễn biến này, nhà thuốc trực tuyến xin chia sẻ với bạn về căn bệnh này cũng như biện pháp phòng ngừa, và cách sinh hoạt để bệnh không tiến triển.

1. Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu trong lòng động mạch khi tim thực hiện chức năng bơm máu cung cấp cho các mô cơ quan.

Tăng huyết áp (THA) có thể là một bệnh hoặc cũng có thể  là triệu chứng của nhiều bệnh, nhiều nguyên nhân, cũng có thể do di truyền. Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. ( Huyết áp đo ở trạng thái nghỉ ngơi).

2. Tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Đa số bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện bệnh, thường gặp đau đầu vùng chẩm. Các triệu chứng khác có thể gặp là hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt...Tuy nhiên nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển và gây ra các biến chứng về tim mạch, não, thận, mắt và mạch máu:

  • Tim: Biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất trên tim là suy tim và bệnh mạch vành, đây là 2 biến chứng dễ gây tử vong nhất vì dễ gây đột quỵ
  • Não: Thường gặp nhất là tai biến mạch máu não, nhũn não, xuất huyết não
  • Thận: Suy thận, xơ vữa động mạch thận

Mắt: tiểu động mạch cứng, hẹp, xuất huyết và tiết võng mạc

  • Mạch máu: xơ vữa động mạch, phồng động mạch chủ

Các biến chứng trên đều rất nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong ở những người bị tăng huyết áp, bởi vậy việc phát hiện sớm và điều trị bệnh là điều vô cùng cần thiết.

3. Cần sinh hoạt như thế nào để phòng ngừa và tránh bệnh tình tiến triển?

Ngoài các biện pháp điều trị bằng thuốc thì một lối sống lành mạnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tiến triển bệnh và phòng ngừa tăng huyết áp ở những người có nguy cơ. Mọi người nên tập cho mình một lối sống lành mạnh như:

  • Chế độ ăn: Hạn chế ăn muối ( dưới 5g muối/ ngày), thịt đỏ, chất béo động vật, thay vào đó, nên ăn những thực phẩm như rau xanh, trái cây.
  • Kiêng rượu bia, thuốc lá, nước chè.
  • Tránh lao động trí óc căng thẳng, lo lắng, stress
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, đi bộ thư giãn

   

 

Để lại bình luận

Scroll