Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý và hóa học gây ra trên cơ thể. Da là bộ phận thường bị tổn thương nhất khi bị bỏng, sau đó đến các lớp sâu dưới da (gân, cơ, khớp, mạch máu, thần kinh…), và một số cơ quan (đường hô hấp, ống tiêu hóa, mắt, bộ phận sinh dục…)
Bỏng là tổn thương do tác dụng trực tiếp của các yếu tố vật lý và hóa học gây ra trên cơ thể.
Tác nhân gây bỏng:
- Nhiệt thường gặp nhất (84-93%) nhóm do nhiệt khô và nhiệt ướt
- Điện luồng nhiệt có hiệu điện thế thông dụng (1000V) và luồng điện có hiệu điện thế cao (trên 1000V). Sét đánh gây bỏng do luồng điện có hiệu điện thế cao.
- Hóa chất oxy hóa, chất khử oxy hóa, gặm mòn, chất gây độc cho bào tương, chất làm khô, chất làm rộp da… Acid, vôi tôi nóng là loại bỏng vừa do sức nhiệt vừa do chất kiềm.
- Bức xạ tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơnghen (tia X), tia laser, hạt cơ bản β, γ. Cơ chế mỗi tác nhân gây bỏng các điểm khác nhau, nhưng có nhiều điểm giống nhau: hình thái tổn thương đại thể, phân loại mức độ tổn thương, diễn biến bệnh lý.
Các hình thái tổn thương thực thể:
Các cấp độ bỏng
- Viêm da cấp do bỏng (Viêm vô khuẩn cấp) thường gọi là bỏng độ I: da khô, bỏng, nề, đau rát. Khỏi sau 2-3 ngày, có thể lớp sừng hóa khô và bong.
- Bỏng biểu bì: Thường đươc gọi là bỏng độ II (còn gọi là độ nông II). Trên nền da viêm cấp, có nốt phỏng chứa dịch màu vàng nhạt. Đáy nốt phỏng màu vàng ánh, ướt, có dịch xuất tiết (là lớp tế bào mầm của biểu bì còn nguyên vẹn phần lớn). Bỏng biểu bì sẽ tự tái tạo lại bằng sự phân bào của lớp tế bào mầm (trong 8-12 ngày nếu điều trị tốt sẽ khỏi, lên da non).
- Bỏng trung bì: Thường gọi là bỏng trung gian. Khó chẩn đoán chính xác ngay trong những kỳ khám đầu tiên. Lâm sàng thể hiện dưới các hình thức nốt phỏng vòm đầy, dịch nốt phỏng đục, màu hồng, đáy nốt phỏng màu đỏ, tím sẫm hoặc trắng bệch hoặc màu xám, đám da hoại tử (thường là hoại tử ướt). Thử cảm giác vùng bỏng vẫn còn một phần cảm giác đau.
- Bỏng toàn bộ lớp da: các lớp biểu bì, trung bì, hạ bì đều bị tổn thương. Lâm sàng thể hiện dưới 2 hình thức hoại tử ướt hoặc hoại tử khô.
Xử trí bỏng
Theo từng giai đoạn, vị trí, nơi cấp cứu bỏng
- Khi bị bỏng cần tìm mọi cách để loại các tác nhân gây bỏng (dập lửa, cắt cầu dao điện…). Ngay sau khi bị bỏng, ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh (16 – 20 độ C) hoặc cho vòi nước chảy từ 20 – 30 phút. Nếu chậm ngâm lạnh, sẽ ít có tác dụng. Nếu bỏng do hóa chất, thì phải rửa các hóa chất và nước trung hòa. Băng ép vừa phải các vết thương bỏng để hạn chế phù nề, thoát dịch huyết tương. Cho uống nước chè nóng, nước đường, nước có muối (natri bicacbonat 5g, muối ăn 5,5g trong 1000ml nước), thuốc giảm đau: Ủ ấm nếu trời rét. Vận chuyển nhẹ nhàng, tránh va chậm gây thêm đau.
Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước lạnh
- Khi cấp cứu người bị bỏng: Bỏng điện, phải cắt luồng điện, tháo bỏ cầu chì, dùng que khô gỡ dây điện ra khỏi người bị nạn, tìm cách kéo (vào tóc, vào quần áo) người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm. Sau đó phải làm ngay hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, thổi ngạt tại chỗ, hoàn thành sơ cứu rồi chuyển bệnh nhân đi cấp cứu.
Cắt luồng điện, tháo cầu chì khi bị bỏng điện
- Đối với bỏng mặt: cần xử trí kịp thời để bảo vệ mắt, ngay sau khi bị bỏng cần rửa mắt nhiều lần bằng nước lạnh sạch, vô khuẩn và gửi đến chuyên môn khoa mắt.
Khi bị bỏng mắt cần rửa nhanh bằng nước sạch