Bệnh tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh tim mạch. Nó còn là “tên giết người” thầm lặng. Tăng huyết áp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tuổi thọ cộng đồng, đóng vai trò bệnh căn chính trong tổn thương cơ quan đích.
Bệnh tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp. Người ta thường dùng khái niệm huyết áp tâm thu (hoặc huyết áp tối đa) cho trị số huyết áp trên và huyết áp tâm trương (hoặc tối thiểu) cho trị số huyết áp dưới.
Bệnh tăng huyết áp
Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là tăng?
Tăng huyết áp là tình trạng tăng huyết áp tâm thu 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
|
Huyết áp tâm thu |
Huyết áp tâm trương |
Huyết áp bình thường |
< 140 |
< 90 |
Tăng huyết áp độ 1 (nhẹ) |
140 - 159 |
90 - 99 |
Tăng huyết áp độ 2 (trung bình) |
160 - 179 |
100 - 109 |
Tăng huyết áp độ 3 (năng) |
> 180 |
110 |
Phân loại bệnh tăng huyết áp
1. Phân loại theo nguồn gốc bệnh sinh
Tăng huyết áp gồm 2 loại: Tăng huyết áp vô căn và tăng huyết áp thứ phát
2. Phân loại theo mức độ tổn thương các cơ quan đích
Gồm 3 giai đoạn:
*Giai đoạn 1: Không có biểu hiện tổn thương các nội tạng
*Giai đoạn 2: Có ít nhất một trong các biểu hiện tổn thương sau đây:
- Phì đại thất trái
- Hẹp một phần hoặc toàn bộ động mạch vành
- Protein niệu vi thể, Protein niệu và/ hoặc tăng nhẹ Creatinin huyết tương (1,2 -2,0 mg/dl)
- Mảng xơ vữa động mạch tại động mạch chủ hoặc động mạch cảnh, động mạch chậu hoặc động mạch đùi.
*Giai đoạn 3: Có đủ các điều kiện chủ quan hoặc khách quan do tổn thương nội tạng, bao gồm:
- Tim: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim.
- Não: Tai biến mạch máu não, cơn đột quỵ thoáng qua, bệnh não do tăng huyết áp, rối loạn tâm thần do tổn thương mạch não
- Mắt: Xuất huyết võng mạc và xuất tiết kèm hoặc không kèm phù gai mắt (biểu hiện của tăng huyết áp ác tính hoặc tăng huyết áp tiến triển mạnh).
- Thận: Creatinin huyết tương lớn hơn 2,0 mg/dl.
- Mạch máu:
Phình tách động mạch
Tắc động mạch có biểu hiện cơ năng
Cách phân loại này có tác dụng thực tế đối với điều trị, nhưng không nói tới con số huyết áp, vì dù sao, làm hạ huyết áp tới mức mà người bệnh chịu đựng được về mặt triệu chứng chủ quan và thầy thuốc chấp nhận được là yêu cầu thực tế.
Các biến chứng của tăng huyết áp
3. Phân loại theo nguồn gốc bệnh sinh
|
Huyết áp tâm thu (mmHg) |
Huyết áp tâm trương (mmHg) |
Huyết áp bình thường |
< 140 |
< 90 |
Tăng huyết áp nhẹ |
140 - 180 |
90 - 150 |
Phân nhóm tăng huyết áp ranh giới |
140 - 160 |
90 - 95 |
Tăng huyết áp vừa và nặng |
> 180 |
> 105 |
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc |
> 140 |
< 90 |
Phân nhóm: ranh giới |
140 - 160 |
< 90 |
Các phân loại này không tính tới các tổn thương ở cơ quan đích: tim, thận, não, mắt và không tính tới các yếu tố nguy cơ: xơ vữa động mạch, đái tháo đường... Nhưng ưu điểm của phân loại này là quy định mức độ nặng nhẹ của tăng huyết áp và nói tới tăng huyết áp tâm thu đơn độc, một loại tăng huyết áp cần phải điều trị. Tuy nhiên số huyết áp thay đổi nhiều trong ngày, cho nên trong thực tế lâm sang, ta không thể chỉ dựa vào một số huyết áp đo một lần trong ngày được.
Cùng tìm hiểu thêm các thông tin bổ ích tại http://nhathuoctructuyen.net nhé!