Viêm đường hô hấp cấp là bệnh thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Viêm đường hô hấp cấp được chia làm 2 loại: viêm đường hô hấp trên gồm viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm VA, Amidan. Ở trẻ em chủ yếu là viêm đường hô hấp trên, thường là bệnh nhẹ. Viêm đường hô hấp cấp dưới gồm viêm thanh quản, khí quản, phế quản và viêm phổi.
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên
1. Nguyên nhân của viêm đường hô hấp cấp
Viêm đường hô hấp cấp thường xảy ra là do:
* Vi khuẩn: Phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hemophilus Influenza tuýp B (Hib), E.Coli, vv…
* Virus: chiếm 60 - 70% (Virus Hợp bào hô hấp, cúm A, B, Adenovirus, Rhinovirus, Sởi, Thuỷ đậu, vv…).
* Các nguyên nhân khác: Nấm các loại (Candida).
* Các yếu tố môi trường: Ô nhiễm không khí (khói thuốc lá, khói bếp than, bếp dầu, khí độc, bụi, vv..).
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thấp cân, suy dinh dưỡng, còi xương, trẻ mắc những bệnh như: sởi, thủy đậu; hoặc thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh, độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm là những yếu tố nguy cơ làm cho trẻ dễ mắc bệnh hơn.
2. Phát hiện và xử trí khi trẻ bị viêm đường hô hấp cấp
Nếu trẻ chỉ bị ho, cảm lạnh thường có biểu hiện như ho, sốt, chảy nước mũi, thở bằng miệng, nhịp thở bình thường. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần, nguyên nhân thường do virus, dùng kháng sinh không có tác dụng, chỉ cần điều trị triệu chứng và chăm sóc trẻ tại nhà. Đặt trẻ nằm nơi thoáng khí, giữ ấm. Nếu trẻ ho nhiều, nên dùng thuốc ho dân tộc như hoa hồng bạch, quất hấp mật ong, vv… và vệ sinh mũi họng cho trẻ. Cần quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ: cho ăn nhiều bữa trong ngày, ăn thức ăn dễ tiêu, nhiều chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng, sữa, vv...), chế biến hợp khẩu vị. Cần cho trẻ uống thêm nước, hoa quả để tăng cường vitamin A và C. Nếu sốt cao ≥ 39 độ C, cần hạ nhiệt cho trẻ bằng Paracetamol liều 10 - 15 mg/kg/lần.Trong thời gian xử trí tại nhà, nếu trẻ có biểu hiện ho kéo dài, thở nhanh, khó thở, bú kém, không uống được hoặc mệt mỏi hơn, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
* Trẻ bị sốt cao, nhịp thở nhanh là biểu hiện của viêm phổi. Khi trẻ sốt, có biểu hiện khó thở cần theo dõi và đếm nhịp thở. Nhịp thở nhanh khi:
Trẻ dưới 2 tuổi nhịp thở > 60 lần/phút,
Trẻ từ 2 - 12 tháng > 50 lần/phút,
Trẻ trên 12 tháng > 40 lần/phút.
* Trẻ bị viêm phổi nặng thường bị ho sốt, nhịp thở nhanh có co rút lõm lồng ngực.
Trong những trường hợp trẻ bị viêm phổi, cha mẹ phải theo dõi sát sao. Cần chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ. Nếu sau 2 ngày không đỡ, trẻ có biểu hiện viêm phổi nặng hoặc có một trong năm dấu hiệu nguy hiểm như:
- Không uống được
- Co giật
- Ngủ li bì
- Khó đánh thức
- Thở rít khi nằm yên thì cần cho trẻ đi bệnh viện để điều trị cấp cứu và chăm sóc đặc biệt.
Với trẻ dưới 2 tháng tuổi ngoài những biểu hiện chung của viêm phổi thì trẻ có những triệu chứng riêng như có thể trẻ không sốt mà lại bị hạ thân nhiệt, bú kém, đùn bọt mép, nhịp thở không đều, co giật, ngủ li bì, trẻ dưới 2 tháng tuổi khi bị viêm phổi không nên điều trị tại nhà, cần điều trị tại bệnh viện.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Special Kid Nez & Gorge- Hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên