Xăm trổ


Xăm là dùng vật nhọn (kim hay kim điện tử), chất màu viết thành chữ hay vẻ thành hình lên da. Khi thao tác thường đưa vật nhọn, chất màu đến các vùng bì của tổ chức da.

Nguy cơ do xăm

- Gây tổn thương các tế bào vùng xăm: Tổn thương đó có thể không nặng lắm, nếu xăm nhỏ, cạn, nhạt, trên vùng có ít các đầu dây thần kinh mạch máu, không nhạy cảm lắm (ở cánh tay) nhưng sẽ nặng hơn nếu xăm lớn, sâu, đậm trên vùng đầu dây thần kinh mạch máu, vùng nhạy cảm (mắt, môi, lưỡi, bộ phận sinh dục).

Xăm gây tổn thương các tế bào vùng da

Các tế bào vùng xăm bị tổn thương

- Gây nhiễm khuẩn, nhiễm virus: Do dùng dụng cụ xăm không được tiệt khuẩn đúng phương pháp cho mỗi lần xăm. Xăm với các thợ xăm dạo, bạn bè tự xăm cho nhau, xăm một lúc nhiều người…không chỉ bị nhiễm các vi khuẩn, virus thông thường (tụ cầu liên cầu, làm cho nơi xăm bị mưng mủ) mà còn có thể bị nhiễm chéo cả vi khuẩn, virus gây các bệnh nguy hiểm theo đường máu (như HIV, virus viêm gan B, C, lao, phong).

Xăm gây nhiễm khuẩn

Xăm gây nhiễm khuẩn

- Gây dị ứng nhiễm độc hóa chất: Các chất thường dùng để xăm có thể là màu xanh đen (carbon), đỏ (cinnabar), xanh nhạt (coban), xanh lá cây (crom), nâu (đất son, sắt). Hội đồng châu Âu đưa ra nghiên cứu cho biết: hóa chất dùng để xăm là hóa chất công nghiệp (như sơn xe, mực viết). Những hóa chất này gây phản ứng trên da: ngứa, đỏ, phù nề tại chỗ hay toàn thân. Phản ứng có thể xảy ra ngay nhưng cũng có thể xuất hiện sau vài tuần lễ hay hàng năm. Biểu hiện có thể là phản ứng dạng liken, đôi khi lan rộng ra ngoài vùng gây eczema, viêm da tiếp xúc, viêm da tróc vảy, gây viêm dạng u hạt rất khó điều trị, có người bị viêm màng bồ đào do xăm mắt. Một số chất màu là các hợp chất hữu cơ lấy từ than đá, dầu mỏ, các kim loại độc. Nhiều nghiên cứu cho biết chúng có thể gây ung thư. Thêm nữa, vùng xăm còn dễ nhạy cảm với tia tử ngoại trong nắng, gây ra các tác hại khác. Hay gặp nhất sau khi xăm, có người bị sưng tấy vài ngày, phải dùng corticoid (chống dị ứng), kháng sinh (chống nhiễm khuẩn) tại nhà, có người không khỏi, phải nhập viện. Ở châu Âu, việc xăm thường dùng kim điện tử trong các cơ sở đảm bảo điều kiện hơn nhiều, nhưng Hội đồng châu Âu tổng kết “…có khoảng 50% người xăm bị nhiễm khuẩn, riêng năm 2003 có hai trường hợp chết vì xăm, còn các trường hợp nhiễm độc gây ra do hóa chất xăm thì chưa rõ”.

Xăm gây dị ứng nhiễm độc hóa chất

Ở các nước Âu Mỹ, mực xăm được xếp vào mỹ phẩm, do cơ quan quản lý thuốc thực phẩm quản lý. Ở nước ta, mực xăm chưa thấy xếp vào mỹ phẩm. Mực xăm tự chế tạo hay nhập bằng nhiều nguồn, bày bán công khai, nhiều nhất là mực xăm Trung Quốc, trong đó có chứa tất cả các hóa chất công nghiệp, hóa chất độc, kim loại độc như chì.

Xóa xăm rất khó khăn, tốn kém

- Những cách xóa xăm thông thường:

Xăm chồng lên vết xăm cũ một thứ mực xăm có màu như da, kết quả thường không được mỹ mãn. Cắt bỏ vết xăm rồi may lại, lệ thuộc vào chỗ đó có thể cắt khâu được hay không?

Xóa hình xăm

Xóa hình xăm thông thường

- Xóa xăm bằng công nghệ laser

Dùng laser xung Q-Switch (như các loại Alexandrite, Ruby, Nd: YAG). Khi bắn vào da, chùm tia laser đi xuyên qua da và chỉ phân hủy từng nhóm màu mực xăm phù hợp với bước sóng của chúng. Tia laser bước sóng 1064 nm phân hủy màu đen, bước sóng 532 nm phân hủy màu đỏ, bước sóng 585 nm phân hủy màu xanh da trời, bước sóng 650 nm phân hủy màu xanh lá cây. Phải bắn tia laser nhiều lần, có khi 6 -8 lần, khoảng cách giữa các lần là  6 – 8 tuần. Sau khi xóa xăm bằng laser cần phải kiêng nắng. Các màu mực xăm đen, xanh đen, đỏ tương đối dễ phân hủy hơn màu xanh lá, vàng, xanh da trời. Nếu xăm nhiều màu chồng lên nhau, càng khó xóa.

Xoa hình xăm bằng công nghệ laser

Xóa hình xăm bằng công nghệ laser

Mọi cách xóa xăm đều không hồi phục lại nguyên trạng.

Khi xăm dễ gặp nguy hiểm, khi xóa cũng không dễ dàng. Chữ hình xăm sẽ đi theo ta suốt chiều dài cuộc đời. Vì vậy các bạn cần suy nghĩ chín chắn có nên xăm hay không nhé!

 

Để lại bình luận

Scroll