TAGS

acid uric cao ăn đúng cách Ăn gì sáng mắt ăn khoa học bà bầu bị ho Bệnh hô hấp trên trẻ nhỏ bệnh ngoài da bệnh tăng huyết áp Bệnh tay chân miêng và cách chữa bệnh vào mùa lạnh bệnh viêm đường hô hấp trên bệnh viêm ruột cấp ở trẻ em Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em Béo phì biến chứng thủy đậu Bổ sung kẽm cho trẻ Bổ sung sắt bổ sung vitamin cách bổ sung vitamin cho trẻ cách chống cận thị ở trẻ em cách phân biệt cách phòng ngừa bệnh viêm lợi cách phòng ngừa cúm cải thiện trí nhớ cảm cúm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột cận thị ở trẻ em cần tránh khi hôn trẻ cao huyết áp chăm sóc da chế độ ăn cho người tăng huyết áp chế độ ăn cho trẻ chế độ ăn hợp lý chữa dị ứng cho trẻ đau nửa đầu Đau rát cổ họng đầy hơi chướng bụng dị ứng dị ứng ở trẻ em điều trị viêm đường hô hấp trên dinh dưỡng dinh dưỡng cho trẻ dưỡng da giảm ho giúp bé tăng chiều cao gout hệ tiêu hóa trẻ em hen phế quản ho hô hấp hôn trẻ khò khè khô mắt ở trẻ em khó thở mất ngủ máy đo huyết áp điện tử máy đo huyết áp điện tử có chính xác không mẹo chữa táo bón trẻ em mua thuốc tây Mụn rộp môi mụn trứng cá nhiễm khuẩn ở trẻ em phòng tránh tăng huyết áp rối loạn tiêu hóa rối loạn tiêu hóa ở trẻ rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ rôm xảy ở trẻ em sắt nước say thuốc tây siro bổ sung sắt siro ho sốt Special Kid Nez & Gorge sử dụng máy đo đường huyết Sử dụng máy đo huyết áp điện tử cần chú ý điều gì? sử dụng máy xông mũi họng Sức đề kháng của trẻ kém sưng đỏ khớp suy dinh dưỡng tác hại của nụ hôn tầm soát ung thư đường tiêu hóa tăng chiều cao cho bé tăng cường sức đề kháng tăng cường thị lực tăng huyết áp tăng huyết áp nguy hiểm Tăng sức đề kháng tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ Táo bón khó tiêu táo bón ở trẻ em thiếu máu Thiếu máu do thiếu sắt thiếu máu ở trẻ em thiếu sắt thực phẩm chức năng thuốc bổ mắt thuốc bổ mắt cho người cận thị thuốc bổ não thuốc bổ não cho trẻ thuốc nhỏ mắt thuốc tây bôi mụn thuốc tây trị ho thuốc tây trị mụn thuốc tây trị mụn trứng cá thuốc trị viêm mũi dị ứng tiêm phòng Tiêu chảy nôn mửa Tiêu chảy suy dinh dưỡng tiểu đường tiêu hóa Trầm cảm trầm cảm tuổi teen trầm cảm tuổi teen trẻ bị cận thị Trẻ bị cước tay trẻ bị ho khan trẻ bị táo bón trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng trẻ em trẻ không dùng đường Trẻ mới ốm dậy Trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng Trẻ thiếu dinh dưỡng Trẻ thiếu máu Trẻ thiếu sắt trí nhớ ung thư đường tiêu hóa viêm da dị ứng ở trẻ em viêm đường hô hấp viêm đường hô hấp trên viêm gan viêm mũi dị ứng Zika

Viêm da tiết bã


Viêm da tiết bã là một rối loạn da phổ biến chủ yếu ảnh hưởng tới da đầu, gây ra vảy, ngứa, da đỏ và gàu. Viêm da tiết bã cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, ngực, lưng và các khu vực có dầu khác của cơ thể.

-Viêm da tiết bã ở trẻ em

Viêm da tiết bã

Nguyên nhân viêm da tiết bã


-   Có thể do rối loạn hormone. Bằng chứng: Viêm da tiết bã, vẩy phấn da đầu thường gặp ở lứa tuổi rất nhỏ. Trẻ dưới 3 tháng mắc nhiều, giảm nhanh khi 1 tuổi, giảm chậm hơn trong 4 tuổi tiếp theo, rồi hết hẳn. Bệnh thường tái hiện rầm rộ ở tuổi trưởng thành với tỷ lệ mắc cao ứng với thời kỳ thiếu hay rối loạn hormon.
-   Do nấm. Bằng chứng: Nơi có chủng nấm Malsssezia tăng sinh mạnh thì có viêm da tiết bã. Loại nấm này chiếm ưu thế ở vùng có nhiều tuyến bã (đầu, thân, lưng trên) khi dùng kháng nấm bệnh được cải thiện.
-   Do suy giảm miễn dịch. Bằng chứng: Một số bệnh làm suy giảm miễn dịch ở trẻ nhỏ, suy giảm miễn dịch AIDS làm cho bệnh dễ xuất hiện.
-   Do nguồn gốc thần kinh. Bằng chứng: Bệnh thường biểu hiện dưới dạng vảy da đầu (gàu) hoặc hồng ban ở vùng nếp gấp mũi, môi trong giai đoạn bị stress, mất ngủ. Tìm thấy một số mối liên hệ giữa viêm da tiết bã với bệnh Parkinson, động kinh, chấn thương hệ thần kinh trung ương, liệt dây thần kinh mặt, bệnh rỗng tủy sống do các thuốc liệt thần kinh gây ra kèm theo chứng ngoại tháp, các rối loạn thần kinh khác.

Các biểu hiện: Ở thanh thiếu niên và người lớn bắt đầu bằng những vảy mỡ nhờn ở da đầu kèm nổi hồng ban, đống vảy ở vùng rãnh môi – mũi hoặc vùng da sau tai. Cũng có ở vùng lông mày, vùng râu mọc, vùng dưới vú, chỗ nếp gấp vùng thân, trên ngực, có khi cả ở giữa mặt. Có khi dạng hình cánh hoa, kèm theo có sần nang lông và quanh nang lông màu đỏ nâu, có khi dạng hình vảy phấn, thành từng dát và mảng khắp người như vảy phấn hồng.

Ở trẻ nhỏ, vùng đỉnh đầu sẽ có đóng vảy nhờn như mỡ nhưng không gây ngứa, không gây nứt, rịn nước như viêm da cấp, có màu trắng, trắng xám hoặc vàng, hay xuất hiện vào tuần thứ 3, thứ 4 sau sinh.

Những dấu hiện này dễ nhận thấy, nhưng cũng dễ nhầm sang các bệnh khác (vẩy nến, chàm thể tạng, nấm tóc, nấm candida, mụn trứng cá)

Một số thuốc thường dùng


-    Thuốc kháng viêm: Viêm dã tiết bã vùng da đầu ở người lớn khởi đầu điều trị bằng corticoid hoặc chất ức chế canxi – thần kinh tại chỗ, dưới dạng dầu gội đầu, cream, lotion.
-    Dầu gội chứa corticoid: dùng loại dầu gội chứa fluocinolon
-    Cream bôi tại chỗ: Dùng loại cream chứa các fluocinolon, betamethasone, desonid, hay dùng nhất là desonid. 
-    Chất ức chế canxi – thần kinh: Mỡ tacrolimus, cream pimecrolimus có tính kháng viêm, diệt nấm, không có nguy cơ làm giảm sức đề kháng của da, teo da như corticoid. Có khi chúng được kết hợp với corticoid bôi tại chỗ. Hai thuốc này được dùng hàng ngày trong viêm tiết bã ở vùng mặt, vùng tai. Chỉ dùng dưới dạng thuốc bôi.
- Thuốc chống nấm:
+ Dùng kháng nấm phổ rộng ketoconazole (dạng gel), mỗi ngày một lần, kết hợp corticoid mỗi ngày một lần, kéo dài trong 2 tuần.
+ Dầu gội chứa ketoconazole: Trong viêm tiết bã da đầu, dùng cream ketoconazole, dạng gel (mỗi tuần 3 lần), trong viêm da tiết bã ở mặt kết hợp với bôi desonid tại chỗ (mỗi ngày 1 lần trong 2 tuần).
+ Ngoài các chất trên, có thể dùng các kháng nấm tại chỗ fluconazole hay ciclopirox hoặc dùng thuốc kháng nấm uống terbinafin.
Chất tiêu sừng:
+ Chất tiêu sừng (keratolytic) là các chất dùng trong các phác đồ điều trị viêm da tiết bã nhờn cổ điển. Chúng có tính tiêu sừng, nhưng không có tính kháng nấm như acid salicylic, pyrithion. Riêng pyrithion –zinc vừa có tính tiêu sừng, vừa có tính kháng nấm.
+ Acid salicylic: Làm tiêu lớp sừng trên da, dùng trong viêm da đầu tiết bã, dưới dạng dầu gội đầu mỗi tuần 2-3 lần; dùng trong viêm da tiết bã ở vùng khác, bôi lên da mỗi ngày 2-3 lần.
Viêm da tiết bã có tần số mắc cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, tuổi trưởng thành, người có các bệnh thần kinh liên quan. Người bệnh ít khám, có khi nhầm là do tuyến bã tăng hoạt dộng làm cho da nhờn, tự khắc phục tạm thời bằng mỹ phẩm. Đúng ra cần được khám tại chuyên khoa da diễu, điều trị bằng dược phẩm.

DS CKII Bùi Văn Uy - BS Vũ Trung Hải.

Để lại bình luận

Scroll